Hạt đậu xanh nảy mầm như thế nào:
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thời kỳ nảy mầm và ra rễ (SDm). Hạt giống đậu xanh sau khi gieo, hút nước 50 – 60% trọng lượng của hạt.
Rễ đầu tiên được hình thành từ phần nhô lên của hạt.
Rễ kéo dài ra và đâm xuyên vào đất, sau đó phát triển thành rễ chính của cây. Cùng lúc với sự kéo dài của rễ xuống phía dưới là sự phát triển lên phía trên của thân mầm. Đây là đoạn thân nằm giữa thân mầm và rễ. Nhờ thân mầm mọc dài lên phía trên, lá mầm được đẩy lên khỏi mặt đất. Đó là lúc kết thúc thời kỳ SDm. Thời kỳ này thường kéo dài 5 – 10 ngày sau khi gieo hạt. Thời kỳ này thay đổi tùy thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ đất, độ sâu lấp hạt và đặc điểm của giống.
Sau khi nảy mầm, lá mầm phát triển ổn định một thời gian rồi sau đó teo đi. Khi lá mầm mở rộng ra, những cơ quan sinh dưỡng của cây như lá non, thân dần lộ ra. Sự hình thành 2 lá đơn đánh dấu bắt đầu thời kỳ SD1. Khi lá đơn mở rộng hết cỡ là lúc kết thúc thời kỳ SD1. Lá mầm là một dự trữ và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây con từ sau khi hạt nảv mầm. Trong thời gian từ khi hạt nảy mầm cho đến khi câv hình thành đốt thứ 1, khối lượng lá mầm chỉ còn lại 30%. Nếu cây mất đi 1 trong 2 lá mầm thì ảnh hướng đến sinh trưởng của cây con không lớn lắm. Nhưng nếu mất cả 2 lá mầm sau khi nảy mầm thì nãng suất cây sẽ giảm 8 – 9%. Sau thời kỳ SD1, nếu cả 2 lá mầm bị mất thì không ảnh hưởng gì đến năng suất của cây, vì lúc này dinh dưỡng của câv được rễ cung cấp thông qua việc hút nước và chất dinh dưỡng từ đất và lá non của cây đã bắt đầu quang hợp.
Các thời kỳ từ SD1 đến ST5 thường bìnhh quân cứ 5 ngày có 1 thời kỳ được đi qua.
Thời kỳ SD2. Lúc này cây đã cao 15 – 18 cm. Trên thân có một đốt lá đơn và 2 đốt lá kép. Các lá kép này đã mở rộng hoàn toàn.
Rễ bắt đầu phát triển mạnh. Trên rễ đã bắt đầu hình thành các nốt sần. Các nốt sần có hình dạng và kích thước rất khác nhau. Trong mỗi nốt sần có hàng triệu vi khuẩn cố định N sinh sống. Chúng cố định N từ không khí và cung cấp cho cây. Ngược lại, cây cung cấp các hợp chất hyđrat cacbon cho vi khuẩn. Đây là mối quan hệ cộng sinh làm cho cả vi khuẩn và cây đậu đều có lợi. Những nốt sần bên trong có màu hồng hoặc đỏ là những nốt có vi khuẩn hoai động mạnh và khả năng cố định N rất cao. Những nốt sần bên trong có màu trắng, hoặc nâu, hoặc xanh thường có vi khuẩn hoạt động yếu và có khả năng cố định N thấp.
Trên đồng ruộng, có thể bắt đầu quan sát thấy các nốt sần bắt đầu được hình thành từ các thời kỳ đầu của giai đoạn sinh dưỡng, nhưng các nốt sần chỉ bắt đầu hoạt động và có ý nghĩa thực sự bắt đầu từ thời kỳ SD2. Số lượng nốt sần tăng lên dần từ sau thời kỳ SD2 và đạt đỉnh cao ờ các thời kỳ SD5, SD6.
Các thời kỳ từ SD3 đến SD5. ở thời kỳ SD3, cây đậu xanh đã có chiều cao là 23 – 27 cm. Cây có 3 đốt mang lá kép mở rộng. Vào thời kỳ SD5, cây cao 30 – 35 cm. Cây có 5 đốt mang lá kép mở rộng.
Trên thân ở mồi nách lá có 1 chồi nách. Chồi này có thể là chồi ngủ hoặc có thể phát triển thành một cành hoặc một chùm hoa quả.
Số cành trên mỗi cây tùy thuộc vào đặc điểm của giống. Trong cùng một giống, số cành có thể tăng lên đến giới hạn cao nhất, khi mật độ cây trên ruộng quá thưa. Giới hạn số cành trên một cây nhiều nhất là 6 cành. Trên thân chính, các đốt phía dưới thường mang số cành nhiều hem các đốt phía trên. Trên mỗi cành có thể hình thành các bộ phận khác nhau của cây cũng như trên thân chính.
Do đó trên các cành cũng hình thành lá kép, đốt cành, chồi nách, hoa, quả. Cành thứ nhất (cành xuất hiện sớm nhất) được hình thành trên chồi nách của đốt lá thứ nhất.
Từ thời kỳ SD5, những chồi nách phía trên được hình thành tương tự như một đoạn thân ngắn, nhưng ở phía cuối phát triển thành một trục hoa, trên đó các hoa xếp liên tục với nhau, làm cho trụ hoa có hình dạng co rút.
Thời kỳ SD6. Lúc này cây có chiều cao 37 – 41 cm, có 6 đốt mang lá kép mở rộng. Lá đơn và lá mầm có thể bị rụng ở thời kỳ này. Các thời kỳ tiếp theo, cứ sau 4 – 5 ngày, lại chuyển sang thời kỳ mới.
Rễ phụ ở thời kỳ này đã ăn khá rộng sang 2 bên hàng cây và có thể đã giao nhau, đan vào nhau khi khoảng cách hàng trung bình là 40 – 50 cm.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |