Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XIX có một nhà văn hóa lớn được UNESCO ghi nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Hãy cho biết ông là ai? Dẫn một tác phẩm điển hình của ông để chứng minh tác phẩm đó đã phản ánh hiện thực lịch sử Việt Nam giai đoạn này


Lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XIX có một nhà văn hóa lớn được UNESCO ghi nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Hãy cho biết ông là ai? Dẫn một tác phẩm điển hình của ông để chứng minh tác phẩm đó đã phản ánh hiện thực lịch sử Việt Nam giai đoạn này

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
692
3
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
21/02/2021 11:47:50
+5đ tặng
Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm: 

Tập 3 của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần thứ ba, bao gồm các tác phẩm, bài nói, bài viết, thư từ, báo cáo (gọi chung là tác phẩm) của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện trong khoảng thời gian từ đầu năm 1930 đến hết tháng 8-1945, thể hiện những cống hiến sáng tạo về lý luận và thực tiễn của Người đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Nội dung tập 3 phản ánh nhiều khía cạnh liên quan đến việc định ra đường lối chiến lược, sách lược của Đảng; những nguyên tắc xây dựng Đảng; xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tập hợp và xây dựng lực lượng cách mạng; đồng thời bao gồm cả những vấn đề về chỉ đạo thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực lượng, xác định thời cơ, thúc đẩy thời cơ chín muồi và chớp thời cơ để giành thắng lợi cho cách mạng.

Cùng với tư tưởng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc, tập 3 còn phản ánh những hoạt động quốc tế phong phú, tư tưởng đoàn kết quốc tế và những ý kiến đề xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vấn đề cách mạng thế giới, cách mạng phương Đông, cách mạng Đông Dương. Đó là những đóng góp quan trọng của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phùng Minh Phương
21/02/2021 11:50:16
+4đ tặng

Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất

Đối với nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi nguồn cho niềm tin vào sự tất thắng của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và phồn vinh của nhân dân. Cuộc đời Người, tên Người đã trở thành biểu tượng toàn vẹn của một chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết lòng tận tụy vì nước, vì dân. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho mục đích cao cả nhất: Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Với bạn bè quốc tế, Người là biểu tượng của khát vọng hoà bình, đấu tranh chống áp bức, bất công. Trái tim và khối óc của Người luôn đồng lòng với nhân dân thế giới. Với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, bằng những cống hiến về tư tưởng cũng như về thực tiễn chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giải phóng các dân tộc bị áp bức, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của nhân dân Việt Nam với những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục các thế hệ con người Việt Nam mới, giúp cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của cả dân tộc. Sự nghiệp đó gắn liền với sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, hướng về dân tộc, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tầm vóc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá lâu dài của mỗi dân tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Đó là sự dung hoà giữa việc khẳng định bản sắc mỗi dân tộc cũng như thúc đẩy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong những sự khác biệt, đa dạng, là lòng nhân ái, vị tha, bao dung. Đó là sự đề cao việc rèn giũa, tôi luyện những đức tính trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, từ những điều giản dị nhất cho tới những tri thức văn hoá tinh tế.

Vì đó, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh người ta thấy “toát ra một nền văn hoá của tương lai, toát ra sự kết tinh những giá trị văn hoá cao đẹp của cả phương Đông và phương Tây”.

Hằng năm, trước Tết 3 tháng, Bác Hồ đã nhắc nhở các cơ quan, ban, ngành chuẩn bị Tết cho nhân dân. Riêng bác cũng tự mình chuẩn bị 3 việc: Tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới; nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp chúc mừng năm mới để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo và cán bộ công tác ở nước ngoài; và cuối cùng là lên kế hoạch đi thăm hỏi, chúc Tết nhân dân, các cơ quan, đơn vị (một chương trình riêng mà chỉ Bác và cảnh vệ biết).

Từ lâu, nhân dân ta có thói quen vào đêm Giao thừa ngóng nghe thơ chúc Tết của Bác trên làn sóng phát thanh. Trong bài thơ "Theo chân Bác", nhà thơ Tố Hữu viết: “Bác ơi! Tết đến. Giao thừa đó/Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần/Ríu rít đàn em vui pháo nổ/Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân...”.

Bài thơ chúc Tết đầu tiên của Bác là vào ngày 1/1/1942. Bác viết trên báo Việt Nam độc lập (số 114, ngày 1/1/1942):

Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi,

Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới:

Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!

Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi!

Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!

Chúc Việt-minh ta càng tấn tới,

Chúc toàn quốc ta trong nǎm này

Cờ đỏ ngôi sao bay phấp phới!

Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang,

Cách mệnh thành công khắp thế giới.

Tháng 8 năm ấy, Bác sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng chống Nhật của người Việt Nam ở đó thì bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam ngay gần biên giới. Bị giải qua khoảng 30 nhà lao ở Quảng Tây, Bác chịu biết bao cực khổ, nhưng như Bác tâm sự qua Nhật ký trong tù: Tai ương bản ngã lai đoàn luyện/Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương (Nghĩ mình trong bước gian truân/Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng).

Tháng 9/1943 Bác được trả lại tự do và chắp lại liên lạc với Đảng để về nước. Xuân Giáp Thân 1944 Bác viết trên báo Đồng Minh số Xuân:

Năm cũ lịch cũ vừa qua,

Năm mới lịch mới lại tới!

Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng,

Viết bài chào Tết, chúc thành công!

Tết Độc lập 1946, Bác viết bài Mừng xuân Bính Tuất, đăng trên báo Cứu quốc số 155:

...

Chúc đồng bào:

Trong nǎm Bính Tuất mới,

Muôn việc đều tiến tới.

Kiến quốc mau thành công,

Kháng chiến mau thắng lợi.

...

Việt Nam độc lập muôn nǎm!

Từ đó đều đặn năm nào Bác cũng có thơ chúc Tết chiến sĩ, đồng bào. Riêng năm 1955, Bác trở về Thủ đô vào ngày 1 tháng 1. Bác bận rộn với nhân dân Thủ đô sau ngày giải phóng và lo lắng trước việc đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, chuẩn bị gây lại chiến tranh. Năm 1957 và năm 1958, Bác chỉ có thư chúc Tết, không có thơ.

Xuân Mậu Thân 1968, Bác viết:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,

Thắng trận tin vui khắp nước nhà,

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta!

Xuân Kỷ Dậu 1969, năm cuối cùng Bác còn ăn Tết với nhân dân ta, Bác viết:

Nǎm qua thắng lợi vẻ vang,

Nǎm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.

Vì độc lập, vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc-Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Lời chúc Tết cuối cùng trước khi Người đi xa đã trở thành hiện thực. Ngày 30/4/1975, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Bắc Nam sum họp Xuân nào vui hơn.

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, “nếu thơ trữ tình được Bác chủ yếu sử dụng chữ Hán, với những lối ví von hình ảnh, uyên thâm thì thơ Tết và thơ cổ động lại được chủ yếu viết theo chữ Quốc ngữ với lối viết giản dị, rõ ràng thể hiện tinh thần mạnh mẽ, ý chí quyết tâm của vị lãnh tụ.

Bài Chúc đồng bào năm 1946 có lời gọn như khẩu hiệu và ý rõ như hiệu triệu. Hiệu triệu mọi việc phải tiến tới. Trong đó, có hai việc lớn là kiến quốc và kháng chiến. Kiến quốc thì mau thành công. Kháng chiến thì mau thắng lợi. Bác Hồ đặt nhiệm vụ kiến quốc trước, kháng chiến sau vì đó là đầu năm 1946, khi kháng chiến mới chỉ xảy ra ở Nam Bộ. Còn sau ngày 19/12/1946, nghĩa là Thơ chúc Tết các năm 1947, 1948, 1949, 1950, 1951, 1952, 1953 thì chỉ nói đến nhiệm vụ kháng chiến. Có nói thêm thi đua và tăng gia sản xuất cũng chỉ là nói đến mấy biện pháp cần làm để kháng chiến mau thành công. Lưu ý cái đích của lời chúc không phải chập chờn giữa Thắng và Thua - phải Thắng, giữa Thành và Bại - phải Thành, mà là rọi vào chữ Mau. Thành và Thắng là cái tất yếu không bàn ở chỗ đó, mà ở chỗ phải Mau, mau đến thành công và mau đến thắng lợi”.

Đã hơn nửa thế kỷ chúng ta không còn có được niềm vui đón nghe thơ của Bác mỗi độ Xuân về. Nhưng những vần thơ chúc Tết của Bác hầu như vẫn còn ngân vang trong trí óc của nhiều người chúng ta đến ngày hôm nay. Đó là tấm lòng của Bác đối với nhân dân, đối với sự nghiệp kháng chiến, bảo vệ đất nước và xây dựng một giang sơn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×