Âm nhạc cung đìnhi Lê Thái Tông. Giữa ý kiến của Nguyễn Trãi và Lương Đăng, vua Thái Tông chấp nhận ý kiến của Lương Đăng. Lương Đăng được lệnh thiết kế dàn nhạc khí để sử dụng trong những dịp lễ.
Bộ nhạc khí cung đình được Lương Đăng thiết kế mô phỏng theo cách của nhà Minh, gồm có[2]:
- Trống cái
- Bộ khánh có 16 chiếc khánh
- Bộ chuông có 16 chiếc chuông
- Đàn cầm
- Đàn sắt
- Sinh tiêu
- Quản
- Thược: Sáo ngắn, có 3 lỗ
- Chúc: Đồ để gõ
- Ngữ: Gõ bằng dùi
- Huân: đồ nặn bằng đất, có lỗ để thổi
- Trì: thổi hoà phối với huân
- Phương hưởng: bộ 15 tấm kim loại, gõ bằng dùi đồng
- Không hầu: loại đàn cổ
- Đàn tì bà
- Quản địch: sáo cổ, dài hơn 1 thước
Nổi tiếng nhất trong các bản nhạc cung đình thời Lê sơ là bản vũ "Bình Ngô phá trận".
Âm nhạc dân gian
Từ đầu thời Hậu Lê đến trước năm 1437, hát chèo vẫn được biểu diễn trong sinh hoạt cung đình. Từ năm 1437, khi âm nhạc cung đình của Lương Đăng chính thức được áp dụng thì Lê Thái Tông ra lệnh bãi bỏ trò hát chèo và thôi không tấu các loại nhạc thông tục dân gian - những loại nhạc này bị triều đình gọi là "dâm nhạc"[3].
Tuy ra khỏi cung đình, hát chèo vẫn là thể loại âm nhạc phổ cập nhất trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân thời Lê sơ. Nhà Lê đã có những chính sách quy định khắc nghiệt với người chuyên làm nghề ca xướng như[3]:
- Không cho con nhà ca xướng đi thi;
- Con gái nhà ca xướng không được lấy con nhà quan;
- Nếu quan chức lấy con nhà ca xướng thì sẽ bị đánh gậy và giáng chức;
- Con cháu nhà quan lại lấy con nhà ca xướng sẽ bị đánh và bị buộc phải ly hôn