Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng; Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Trình bày cảm nhận của e về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 ->12 câu, triển khai theo lối T-P-H để thấy đc dòng cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dg một câu bị động và một phép nối liên kết.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
580
2
1
Thiên sơn tuyết liên
10/03/2021 21:39:27
+5đ tặng

Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương. Bài thơ cũng như đoạn thơ đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Ở hai câu thơ mở đầu, tác giả đã sử dụng điệp ngữ "ngày ngày" kết hợp với biện pháp nhân hóa và một màu sắc "rất đỏ" đã nhấn mạnh sự luân chuyển của thời gian và sự luân chuyển này là quy luật của tự nhiên, nó không thay đổi. Hơn thế nữa, tác giả cũng khẳng định rằng, tình cảm của con dân Việt Nam cũng như vậy, dù vạn vật có thay đổi, lòng người dẫu có đổi trắng thay đen thì chúng con vẫn luôn nhớ đến Người, hướng về Người. Qua đó, chúng ta cũng thấy được Bác được mọi người yêu mến đến nhường nào. Đến câu thơ tiếp theo, tác giả lại một lần nữa sử dụng điệp ngữ "ngày ngày" vừa tạo nhịp điệu cho câu văn vừa diễn tả những dòng người đến thăm Bác, trò chuyện với Bác mỗi ngày. Đặc biệt ở câu thơ cuối, tác giả đã viết " bảy mươi chín mùa xuân". Con số này tượng trưng khoảng thời gian không dài cũng không ngắn, Bác đã cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua những câu thơ trên, chúng ta nhận thấy được tình cảm của mọi người dành cho Bác là vô bờ bến. Tình cảm ấy không thể diễn tả bằng lời, cũng không thể thốt ra bằng một câu nói.

=> Câu bị động: Qua đó, ... nhường nào.

Phép nối liên kết: Ở hai câu thơ ... nó không thay đổi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
11/03/2021 06:41:00
+4đ tặng
Khổ thơ là cảm xúc của tác giả trước đoàn người vào lăng viếng Bác. Trong không khí trang nghiêm ấy, nhà thơ chợt thấy hiện ra hình ảnh của mặt trời. Nếu như có một mặt trời ngày ngày đi qau trên lăng để mang lại ánh sáng sự sống đên cho vạn vật muôn loài thì trong lăng cũng có một mặt trời đỏ, chính là Bác. Bác chính là nguồn sáng soi đường dẫn lối, đem đến sự sống, độc lập tự do, hạnh phú cho dân tộc Việt Nam. Với nghệ thuật ẩn dụ đã cho thấy công lao to lớn của Bác, sự vĩ đại sánh ngang với tầm vũ trụ. Bởi biết bao người đã ra đi tìm đường cứu nước nhưng thất bại. Nhưng chỉ có Bác, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đã trở về lãnh đạo Cách mạng, lật đổ áp bức, đem lại quyền sống cho dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ cũng cho thấy sự tôn kính của nhà thơ đối với vị cha già của dân tộc. “Ngày ngày” tức là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn.Mỗi người được ví như một đóa hoa.Dòng người là những tràng hoa đi trong thương nhớ khôn nguôi để dâng lên cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. Đó cũng chính là lòng thương nhớ, thành kính thiêng liêng của nhân dân với Bác. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k