LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các biện pháp chống dịch thuốc lá

nêu các biện pháp chống dịch thuốc lá

3 trả lời
Hỏi chi tiết
332
1
0
Lê Vũ
13/03/2021 15:20:06
+5đ tặng
Tuyên truyền vận động mọi người tránh xa thuốc lá
Hạn chế sử dụng thuốc lá
Vận động người thân hoặc gia đình bạn bè tránh xa khỏi những hoá chất độc hại đó....

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thiên sơn tuyết liên
13/03/2021 15:21:19
+4đ tặng

Để tuyên truyền và thực hiện tốt công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong thời gian tới, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Tuyên Quang Ma Phúc Dự cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Tuyên Quang tập trung chỉ đạo các huyện, thành Đoàn, các cơ sở Đoàn thực hiện tốt 7 giải pháp chính.

Theo đó, giải pháp thứ nhất, tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên, thanh thiếu niên và các tầng lớp nhân dân về các văn bản quy phạm về luật phòng, chống tác hại của thuốc lá như: Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” thông qua sinh hoạt chi đoàn, chi hội, tuyên truyền trên loa phát thanh, thông qua Bản tin Thanh niên, wesbsite: tinhdoantuyenquang.vn...

Thứ hai, đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp với thanh thiếu niên như: Biên soạn, chuyển tải tài liệu, tờ rơi, tranh áp phích có nội dung về tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá; tổ chức ngoại khóa, các buổi trao đổi, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu về Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người; lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá, môi trường sống không có thuốc lá. Tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên và nhân dân không dùng thuốc lá trong đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư và các cuộc vui gia đình, bạn bè.

Thứ ba, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng “Ngày Thế giới không thuốc lá” (31/5); “Tuần lễ quốc gia không thuốc lá” (25/5-31/5) hàng năm, vận động đoàn viên,  thanh thiếu niên cán bộ công chức, viên chức trẻ thực hiện xây dựng trường học, cơ quan không thuốc lá.

Thứ tư, tích cực vận động đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia tích cực vào cuộc vận động phòng, chống tác hại của thuốc lá; tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh thiếu niên xây dựng gia đình văn hóa, góp phần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Thứ năm, treo biển báo “Cấm hút thuốc lá” tại các khu vực cấm theo quy định; treo pano, băng rôn, khẩu hiệu tại cổng ra vào của cơ quan, đơn vị, nơi công cộng. Tổ chức cho đoàn viên, thanh thiếu niên, cán bộ công chức, viên chức ký cam kết không hút thuốc lá ở những nơi cấm hút thuốc và thực hiện bỏ hút thuốc.

Thứ sáu, đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm; đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn đánh giá xếp loại đoàn viên và tổ chức Đoàn.

100% cán bộ cơ quan chuyên trách Tỉnh đoàn, các huyện, thành Đoàn, đoàn trực thuộc đi đầu thực hiện việc không hút thuốc lá. Mỗi cán bộ Đoàn là người gương mẫu thực hiện, đồng thời vận động đoàn viên, thanh thiếu niên, công chức, viên chức, người lao động nghiêm túc thực hiện các quy định của luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn Luật.

Thứ bảy, tích cực tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm thu hút, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội tạo điều kiện cho thanh thiếu niên có sân chơi bổ ích tránh xa những thói quen hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe. Phối hợp với các sở, ban, ngành trang bị kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá và nâng cao năng lực cho cán bộ đoàn khi tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các cơ quan, địa phương thông qua các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo…

Minh Thư
1
0
Trâm
13/03/2021 15:57:15
LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
 
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
2. Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.
3. Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.
4. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.
5. Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.
6. Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
7. Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Nơi làm việc là nơi được sử dụng cho mục đích lao động.
9. Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.
Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.
2. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.
3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
3. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
d) Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
đ) Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;
g) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;
h) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.
Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.
3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
Điều 8. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;
c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư