Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên là gì?

                                        NHỮNG DẤU CHẤM CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khé, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một thời gian sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa. Nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mấy ý nghĩa như vậy.
Câu 1: phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên là gì?
Câu 2:Trước khi đi đến dấu chấm hết nhân vật trong chuyện đã đánh mất những dâu gì?
Câu 3:Theo anh chị đánh mất dấu nào là nguy hiểm nhất?vì sao
Câu 4:Suy nghĩ của anh chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
Câu 5:Nếu cuộc đời được ví như một câu văn ngắn tũn anh chị cần bổ sung cho mình dấu câu nào?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.490
3
0
Thiên sơn tuyết liên
18/03/2021 15:40:35
+5đ tặng
PTBĐ: Tự sự

2, những câu trần thuật đơn có từ là:

- Đằng sau những câu đơn giản/ là những ý nghĩa đơn giản.

         CN                                            VN

+ CN là cụm danh từ, VN là cụm danh từ

- Đằng sau đó/ là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

     CN                  VN 

 + CN là cụm danh từ, VN cụm danh từ

Câu 3

 Trong một bài văn, thiếu những dấu câu có thể chỉ bị điểm thấp, nhưng trong cuộc đời, khi "đánh mất những dấu chấm câu" lại hoàn toàn khác. “Những dấu chấm câu” trong bài văn là “dấu phẩy”, “dấu chấm than”, “dấu chấm hỏi”, “dấu hai chấm” và “dấu chấm hết”. Đó là những dấu hiệu hình thức giúp chuyển tải ý nghĩa nội dung, và cả tình cảm, thái độ của người viết bài. “Những dấu chấm câu” trong cuộc đời là sự ẩn dụ sâu xa đến những hành vi, cử chỉ, ứng xử, trạng thái, xúc cảm...của con người trong hành trình cuộc sống. Hệ quả của sự mất mát “những dấu chấm câu” trong cuộc đời là sự giản đơn hóa mọi việc, sự thờ ơ với mọi chuyện, sự thiếu quan tâm đến mọi điều và cuối cùng là sự triệt tiêu tư duy - đồng nghĩa với việc khai tử một con người. Ban đầu ta có thể cảm thấy  rất đơn giản, nhưng dần dần con người sẽ mất đi cảm xúc-gia vị của cuộc sống, thì lúc này cuộc sống đã bắt đầu trở nên nhạt nhẽo. Con người không còn hứng thú, trăn trở về cuộc đời cũng như con người. Cuối cùng cuộc sống đi đến dấu chấm hết, tức là kết thúc. Nếu không có ý thức sống, ý thức phấn đấu, con người sẽ dần tha hoá: suy nghĩ hời hợt, nông cạn, vô cảm, không có ý thức học hỏi, không ý thức được những gì xảy ra trong cuộc sống của mình, xung quanh mình, không có tư duy độc lập. Con người sống mà chỉ như tồn tại, sống một "đời thừa". Muốn thế, trong cuộc sống, con người cần phải biết quan tâm, gắn bó, có tình thương, có trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì cộng đồng xung quanh mình. Chỉ có như vậy, mỗi ngày ta được sống mới thực sự là một ngày có ý nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k