Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm món bánh chưng)

Thuyết minh về một phương pháp ( Cách làm món bánh chưng)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
325
2
0
đạt trần
06/04/2021 20:35:47
+5đ tặng

Chiếc bánh chưng là một món ăn không thể nào thiếu trong những ngày Tết cổ truyền khi Tết đến xuân về, người người nô nức chuẩn bị cho một năm mới sung túc an khang hơn. Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền.

Từ ngày xưa cho tới ngày xưa đến nay, mỗi  khi mà Tết đến xuân về, trong mỗi nhà con người lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết.  Trong truyền thống của người Việt Nam chúng ta món bánh chưng chính là món ăn thể hiện cho ý nghĩa sum vầy đoàn viên, thể hiện sự vẹn tròn của trái đất báo hiệu cho một năm an lành, thịnh vượng, sung túc

Người Việt Nam có hẳn một câu chuyện truyền thuyết nói lên sự ra đời của bánh chưng bánh giày thể hiện cho sự vuông tròn của trái đất. Bánh chưng cũng được làm từ thứ lúa gạo truyền thống của người dân nước ta. Bánh chưng cũng là món ăn được nhiều người yêu thích, mang đầy đủ dinh dưỡng cho con người còn giúp con người no lâu hơn.

Việc làm bánh chưng đòi hỏi bàn tay khéo léo của người phụ nữ, còn nguyên liệu để làm ra chiếc bánh chưng luôn có sẵn đều là những loại nguyên liệu gần gũi với người nông dân Việt Nam chúng ta. Về phần nguyên liệu chuẩn bị cho việc làm bánh bao gồm: Lá dong, gạo nếp, thịt lợn ba chỉ, đỗ xanh đã làm chín. Mỗi nguyên liệu cần được chọn lọc kỹ lưỡng nhất để làm nên một chiếc bánh chưng hoàn hảo ngon miệng nhất.

 

Gạo nếp cần loại gạo nếp dẻo thơm, những hạt gạo tròn lẳn, tròn vẹn, không bị sứt mẻ, không bị nấm mốc, khi ngửi hạt gạo ta có thể ngửi thấy mùi thơm của gạo nếp. Đỗ xanh thì nên chọn loại có màu đẹp vỏ xanh lòng đỗ màu vàng đều, bỏ vỏ đỗ cho thật sạch rồi nấu nhừ đỗ, rồi giã nhuyễn để làm nhân bánh. 

Thịt để làm bánh chưng thường là phần thịt ba chỉ của con lợn, phần không nạc quá cũng không mỡ quá sẽ tạo nên vị thơm ngậy cho chiếc bánh chưng khi nấu chín. Thịt ba chỉ thái từng  miếng vừa ướp tiêu, muối hành  say nhuyễn, để miếng thịt được vừa miếng hơn khi ăn.

Một phần quan trọng không thể thiếu nữa đó chính là phần vỏ bánh phải được gói bằng lá dong xanh mướt, và lạt mềm. Bánh chưng phải gói bằng lá dong thì vỏ bánh sẽ xanh hơn. Một số nơi không có lá dong nên họ dùng lá chuối thay thế nhưng lá dong gói bánh thơm ngon hơn. Lá dong có màu xanh mướt, không bị vàng úa, rách nát, để tạo ra một chiếc bánh đẹp đẽ dâng lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên.

Lá dong cần phải được rửa thật sạch sau đó phơi cho khô cắt bỏ phần gân lá để dễ dàng gói bánh hơn. Những chiếc lá dong phải được bảo quản cẩn thận sạch sẽ bởi nếu lá  dong bị dính bẩn sẽ làm ảnh hưởng tới mùi vị của chiếc bánh chưng

 

Khi chúng ta đã chuẩn bị cẩn thận kỹ lưỡng các khâu nguyên liệu. Chúng ta sẽ tới với phần gói bánh đây là một khâu vô cùng quan trọng có tạo ra một chiếc bánh đẹp hay không do khâu gói bánh mà thành. Nhưng ngày nay người ta sáng tạo ra khuôn bánh chưng để tạo ra những chiếc bánh chưng vuông vức đẹp mắt nhất.

Khi chuẩn bị xong tất cả các khâu đoạn ta lấy gạo nếp rửa sạch gạo để cho ráo nước, rồi lấy lá dong lót vào khuôn rồi đổ một bát gạo vào đó cho thật đều. Sau đó rải một ít đỗ xanh, rồi xếp một miếng thịt lợn ba chỉ đã được tẩm ướp lên, rồi lại đổ thêm đỗ xanh, và gạo nếp lên trên cùng. Rồi từ từ gói bánh lại cho thật chặt lấy dây lạt mềm buộc chặt chiếc bánh để khi đun với nhiệt độ cao phần gạo và đỗ không bị nứt ra ngoài.

Sau khi những chiếc bánh được gói xong xuôi người ta xếp bánh vào nồi lớn đổ đầy nước. Nước phải chìm qua bánh rồi đun  khoảng 10 giờ đồng hồ thì vớt bánh ra để nguội. Khâu nấu bánh chưng vô cùng quan trọng nếu bạn đun bánh ít thời gian bánh chưng không thể chín phần thịt bên trong, còn nấu lâu quá bánh bị nhừ quá khi ăn bánh sẽ cảm  thấy bánh hơi nhão kém ngon.

 

Khi đun khoảng 4-5 giờ đồng hồ bạn cần phải lật bánh để đảm bảo bánh được chín đều cả hai mặt từ trên xuống dưới. Khi bánh chín chúng ta vớt ra để ráo nước cho nguội bớt rồi có thể lấy lá dong xanh gói lại bên ngoài chiếc bánh để bánh nhìn xanh và đẹp mắt hơn.

 Những chiếc bánh chưng này thường được mang lên bàn thờ tổ tiên để thắp hương cho các cụ ông bà những người lớn tuổi đã mất trong gia đình. Trong những ngày lễ tết không bao giờ thiếu bánh chưng trong mỗi gia đình đây chính là một món ăn ý nghĩa thể hiện cho sự cầu mong một năm hạnh phúc vuông tròn của mỗi gia đình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
06/07/2021 06:55:05
+4đ tặng

Mỗi khi Tết đến xuân về trong lòng mỗi người đều nô nức đón xuân. Tất cả mọi người đều chuẩn bị sắm tết để có một cái tết ấm cúng. Bàn thờ tổ tiên trong những ngày này cũng phải chuẩn bị rất nhiều thứ đặc trưng của ngày tết nào là bánh mứt nào là mâm ngũ quả. Dù vậy những chiếc bánh chưng xanh cũng không thể thiếu được trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết được. Với những ý nghĩa và nét đẹp riêng của mình chiếc bánh chưng từ bao đời đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi khi Tết đến.

Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao chiếc bánh trưng lại mang không thể thiếu được trong ngày Tết bằng cách tìm hiểu nguồn gốc của nó Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho". Các con trai đua nhau kiếm của ngon vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần đến bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội, dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu bánh chưng, người Việt dành trọn một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa sôi âm ỉ, như thế bánh mới rền, mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không Tuy gọi là luộc song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu. Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Với những ý nghĩa quan trọng và đặc trưng của mình chiếc bánh chưng mãi mãi là một món ăn không thể thiếu được của mỗi gia đình mỗi khi tết đến xuân về.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư