LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng, đoạn văn sau thể hiện lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn: "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Có ý kiến cho rằng, đoạn văn sau thể hiện lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn: "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

2 trả lời
Hỏi chi tiết
560
1
1
Thiên sơn tuyết liên
14/04/2021 21:20:39
+5đ tặng
Bài hịch xúc động người đọc, người nghe bởi sự thể hiện chân thành, tha thiết nỗi đau, nỗi uất hận của một vị tướng lĩnh phải chứng kiến cảnh quốc gia bị sỉ nhục, nhân dân bị chà đạp. Từ đó ông lớn tiếng kêu gọi binh sĩ hãy dốc lòng mà chiến đấu vì nhân dân, vì đất nước. Nỗi đau đớn vì đất nước lâm nguy, chịu cảnh nhục nhã luôn thường trực ngày đêm, khiến vị tướng tài ba ấy uất hận, căm tức, chỉ muốn xả thịt, lột da, nucít gan, uống máu quân thù.
 
Trong cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc ấy, chứng kiến ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ..., người luôn đau đớn với vận mệnh quốc gia như Trần Quốc Tuấn không thể làm ngơ. Dù biết trăm thân có phải chịu những đau đớn: trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa cũng cam lòng. Người đọc cảm nhận được khí phách của vị thống lĩnh. Cũng chính bởi niềm quả cảm ấy gây xúc động mạnh mẽ, binh sĩ sẽ chiến đấu và tất yếu là chiến thắng dưới sự lãnh đạo tài ba của một vị tướng yêu nước nồng nàn, tha thiết.


 
Hịch tướng sĩ là một bài hịch kêu gọi tinh thần đồng lòng chông giặc cứu nước của toàn thể tướng sĩ. Chỉ có những lời kêu gọi thôi chưa đủ, Trần Quốc Tuấn đã nghiêm khắc phê phán, chỉ ra những sai trái của binh sĩ khi vận nước lâm nguy. Các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm... Sau đó là những hình ảnh cuộc sông hòa bình, những bổng lộc triều đình, những niềm vui mà nhân dân sẽ được hưởng, và cao hơn hết là những con người ấy sẽ không phải chịu cảnh nhục nhã của những người dân nô lệ.
 
Trong đoạn trích, những hình tượng như quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... chứa đựng một tấm lòng thiết tha với vận mệnh chung, nhưng cao hơn hết là sự quyết tâm chiến đấu, không đội trời chung với kẻ thù xâm lược. Bài hịch là sự giãi bày tha thiết của kẻ chủ tướng với binh sĩ dưới quyền, điều đặc biệt là cái lí, cái tình được kết hợp nhuần nhị, tạo nên sức “nặng” cho những lí lẽ thuyết phục, sức âm vang cho ý nghĩa.


 
Đây là một bài hịch chứa chan tình cảm chứ không phải là những lí lẽ suông, sự hô hào bằng ngôn từ. Bởi thế nó xúc động mạnh mẽ, nó tác động đến tâm hồn người nghe, vì được viết ra bằng cả tâm can của một vị thông lĩnh yêu nước, thương dân, anh hùng lẫm liệt. Hịch tướng sĩ phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thừ xâm lược. Đọc bài hịch, chúng ta ý thức sâu sắc hơn một điều rằng, yêu nước mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng dù trải qua bao vất vả, thăng trầm, và hòa bình hạnh phúc là cái đích vươn tới của tất cả mọi con người, mọi quốc gia trên thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Andrea
14/04/2021 21:21:38
+4đ tặng
Trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.
nguồn tại 1 nơi nào đo s:>
Bảo Nguyên
mik muốn bài văn cơ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư