Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

24/04/2021 20:36:51

Phân tích tội ác của thực dân Pháp trong tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh

Lập dàn ý (hoặc bài hoàn chỉnh) các dạng đề sau:
1. Hỡi đồng bào cả nước,
     "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

    Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
       Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
      
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả.
2. Phân tích tội ác của thực dân Pháp trong tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
611
1
0
Phan Văn Thuận
24/04/2021 20:48:17
+5đ tặng
1.

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn chương.

- Nêu khái quát về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập.

II. Thân bài

- Trình bày khái quát về bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập: gồm 3 phần sắp xếp chặt chẽ và logic.

* Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập

- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để làm cơ sở pháp lý cho Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

  • Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người ... quyền mưu cầu hạnh phúc”
  • Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do ... bình đẳng về quyền lợi.”

- Ý nghĩa:

  • Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được thế giới công nhận làm cơ sở pháp lý không thể chối cãi.
  • Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
  • Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
  • Lập luận chặt chẽ, sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên thế giới.

* Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập

- Tội ác của thực dân Pháp

  • Vạch trần bản chất công cuộc “khai hóa” của thực dân Pháp: thực chất chúng thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.
  • Vạch trần bản chất công cuộc “bảo hộ” của thực dân Pháp: hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, ...
  • Chỉ rõ luận điệu xảo trá, lên án tội ác của chúng: là kẻ phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, ...
  • Nghệ thuật: Điệp cấu trúc “chúng + hành động”: nhấn mạnh tội ác của Pháp.

- Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta

  • Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật
  • Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc

  • Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
  • Dựa vào điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
  • Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do ... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.
  • Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.

III. Kết bài

- Nêu khái quát về giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

- Đánh giá chung về giá trị nội dung (giá trị văn học, giá trị lịch sử) của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta.

2.Tuyên ngôn độc lập được xem là thiên hùng cổ văn của dân tộc của tác gia Hồ Chí Minh. Từng câu chữ trong Tuyên ngôn độc lập được xem là lời tố cáo đanh thép cho tội ác của thực dân Pháp đối với nước ta:

Tác phẩm với giọng văn hùng hồn thống thiết, với lí luận chặt chẽ đầy sắc bén, đầy sức thuyết phục cao đối với người đọc. Bản Tuyên ngôn Độc lập không đơn giản chỉ là một văn bản với những câu chữ thông thường mà đó là kết quả của cả một quá trình hi sinh biết bao nhiêu sương máu đổ xuống, biết bao tính mệnh hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam. Người đổ máu trong nhà tù, người bỏ mạng nơi trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên cả máy chém, trên chiến trường. Có nơi nào máu những người con dân tộc không đổ xuống để có một ngày mai tương sáng hơn. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là dấu mốc của một chặng đường dài đầy bi tráng, kết quả của bao nhiêu hi vong, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.

Ngay phần mở đầu của Tuyên Ngôn Độc lập Bác đã nêu thẳng vào vấn đề bằng những căn cứ pháp lí, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Nhưng không hề mang một chút đường đột, khó chịu với bất cứu người nghe nào. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra… mưu cầu hạnh phúc”. Đẩy bật lên tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra… về quyền lợi.

Một cách nêu dẫn chứng khéo léo nhưng đầy kiên quyết. Cách nêu dẫn chứng vừa hàm chứa cả một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ- những kẻ xâm lược chà đạp chân lí, lương tâm và lý tưởng của chính cha ông chúng. Mà giờ đây đòi đi khai hoá nền văn minh cho cả một dân tộc sao? Chính là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù. Cũng cần lưu ý thêm hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác cũn nhấn mạnh thêm về quyền dân tộc. Đồng thời việc đưa bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ vào trongg Tuyên nôn Độc lập cũng khẳng định vị thế của 3 bản tuyên ngôn là cùng một vị trí ngang hàng với nhau, không nước nào là “mẫu quốc” đi khai hoá văn minh cho nước nào trước toàn bộ Thế Giới.

Bác cũn đưa ra những lập luận bằng những dẫn chứng xác đáng kết tội thực dân Pháp: “Thế mà đã hơn 80 năm nay… nhân đạo và chính nghĩa”. “Thế mà…” câu nói thể hiện sự vô lý, phi lý thường rõ ràng vừa mang tính cảm thám vừa như một lời kết tội. Sau khi kết thúc một cách khai quát tôị ác của thực dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật mật nạ “bảo hộ” của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho… dân chủ nào”.

Không tô vẽ lịch sử, bằng tất cả những đau thương chưa kip lành miệng với lời kể tội của chủ tịch Hồ Chí Minh hùng hồn và đanh thép hơn bao giờ hết. Cách loạt các lập luận trùng điệp như: “Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” khiến người đọc, người nghe đi hết từ sự thuyết phục này đến thuyết phục khác và nó cũng thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”.

Trên mặt kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp“Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều”, “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Sự lập luận chặt chẽ mang cả sự tố cáo và cả mong muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập.

Cả đoạn chỉ dùng một chủ ngữ “chúng”chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ đặc biệt rất linh hoạt: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm”… nhằm ý chỉ một kẻ thù – thực dân Pháp nhưng tội ác gây ra lại vô số không kể hết. Cách lập lụân đanh thép, dẫn chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác chúng gây ra. 
Nếu đã nói đến tội ác của thực dân Pháp thì nạn đói khủng khiếp năm 1945 chính là minh chứng hùng hồn nhất nhưng cũng khiến ai cũng đau đớn nhất: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căm cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”. Câu văn dài không thừa, không thiếu một chút và tuyệt đối không bỏ xót những tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chung bán… cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”
Bản án kết tội thực dân Pháp hùng hồn và đanh thép phơi bày tất cả những gì gọi bản chất tan bạo nhất, dã man nhất của ” mẫu quốc” – thực dân Pháp, lột thứ gọi là mặt nạ “khai hoá’, “bảo hộ”của chúng hoàn toàn trần trụi trước nhân dân thế giới. Giờ đây chẳng phải lúc nào khác lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp đã lên cao trào.
Nhưng chống chọi lại sự tàn bạo, dã man ấy tinh thần dân tộc với hào khí Đông A vì giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng…chế độ dân chủ cộng hoà” đầy hào khí, tráng lệ, hào hùng, bi tráng hơn khoảnh khắc nào hết. Chỉ với 9 chữ, 9 chữ mà thôi: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, lịch sử của cả một giai đoạn đầy những là biến cố, biến động bước lên dân tộc kiên cường này và có lẽ vì thế mà nó cũn chính là điều để dân tộc tự hào về mốc son oanh liệt của dân tộc ta. Đó chính là biểu tượng của dân tộc, biểu tượng của thời đại, lời ca biểu dương truyền thống bất khuất dân tộc, “đất nước đứng lên”.

Chính điều đó trở thành lời khích lệ, kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Trong thời điểm mà chỉ sau ngày 2/9 tại quảng trườngg Ba Đình lộng gió ấy biết bao nhiêu điều nữa lại xảy ra, lại giày xéo mảnh đất vốn đã nhiều đau thương là thế nhưng con người, đất nước vẫn kiên cường, bất khuất đứng lên cho những trang sử đẹp, những bản hùng ca mới viết lên về một dân tộc vĩ đại, bởi những con người vĩ đại.

Bản Tuyên ngộc Độc lập nêu lên cả cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam, chính tổ chức ấy đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Chứ không phải bất cứ tổ chức nào khác. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bẳng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là…”. Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam…”

Cuối cùng, Người nêu lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do Độc lập ấy”- Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Và chính lời lẽ ấy lại trở thành những dòng chắp bút tiếp tục cho một “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” khác. Để rồi dân tộc một lần nữa dương cao ngọn cờ của chí khí kiên cường, tận huyết, tận hiến đến tận cùng những gì dân tộc ấy có. Có lẽ bởi thế mà lịch sử đền đáp nó bằng một kết quả xứng đáng.

Điều đó có được nhờ vào sự tài hoà nhưng hơn thế đó là đấng cha già dân tộc tâm huyết. Người đã thể hiện niềm tự hào vì là một phần của dân tộc, của mảnh đất nơi khí phách, ý chí của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà.

Nếu nói Tuyên ngôn độc lập dân tộc chưa từng có trong lịch sử dân tộc thì chắc chắn là chúng ta sai và đang phủ nhận lịch sử. Bởi trước đó những Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi… quyền đan tộc, quyền con người đã được nói đến. Nhưng chỉ đến Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế, trước toàn bộ anh em quốc tế bằng sự tự hào có quyền ngẩng cao đầu dể dõng dạc tuyên bố với tư cách là một nước tự do và Độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lích sử, văn bản văn quan trọng bậc nhất của nước ta. Tuyên ngôn Độc lập còn là một cột mốc lịch sử, nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỉ nguyên mới: Kỷ nguyên Độc lập tự do.
 

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
12/06/2021 15:59:23
+4đ tặng

Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn do chủ tịch Hồ Chí Minh viết. Tác phẩm là văn kiện tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến nước ta đồng thời mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do.

“Tuyên ngôn độc lập” ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Tuyên ngôn được ra đời khi chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đã phải đối mặt với nhiều thử thách., thế lực phản động cấu kết nhằm tước đoạt thành quả mà chúng ta đã đạt được. Mặc dù vậy, tuyên ngôn vẫn được ra đời và có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập, ở phần cơ sở pháp lý Bác Hồ trích nguyên văn một đoạn tuyên ngôn của nước Mỹ. Bác dùng nó như một nền tảng pháp lý, một nguyên lý cơ bản quan trọng nhất làm tiền đề cho toàn bộ tư tưởng tác phẩm để nâng cao phát triển thành luận điểm: từ quyền bình đẳng của con người Người phát triển thành quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đó là sự sáng tạo đầy bản lĩnh, trí tuệ và khôn khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là sản phẩm của tư duy lý luận sắc bén, sáng tạo và là một đóng góp một cống hiến lớn của Người. Nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực với cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Bên cạnh đó, Người còn trích dẫn tuyên ngôn của Pháp, hội tụ đầy đủ tinh thần sơ lược đầy ý nghĩa của tuyên ngôn Pháp, đề cao quyền tự do bình đẳng của con người – quyền cơ bản chính đáng, lẽ phải không ai chối cãi được và được thừa nhận như một chân lý.

Sử dụng hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại và của hai cường quốc lớn trên thế giới đang có âm mưu thôn tính nước ta một mặt Bác muốn tăng sức thuyết phục của bản tuyên ngôn độc lập nước nhà. Mặt khác, thể hiện sự khéo léo, trí tuệ của người viết. Bác vừa đề cao truyền thống bình đẳng, tự do, nhân đạo, tinh thần tự do tiến bộ của nhân dân hai nước Mỹ và Pháp lại vừa có tác dụng ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng. Đó là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”. Người cũng sử dụng những lý luận sắc bén nhất, lời văn ngắn gọn, súc tích giọng văn sang sảng mà hùng hồn. Đó là tiếng nói khẳng định đầu tiên cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc.

Ở phần bản cáo trạng Bác đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể trên mọi phương diện. Từ chính trị, kinh tế cho đến quân sự, văn hóa đề được Bác liệt kê đầy đủ những thủ đoạn áp bức bóc lột mà nhân dân ta phải hứng chịu. Đây được coi như một bản tố cáo tội ác chi tiết của thực dân Pháp. Sự tàn nhẫn, độc ác và nhẫn tâm của thực dân Pháp được Bác nhắc lại đầy đủ và rõ ràng đã tái hiện lại hình ảnh đất nước Việt Nam của chúng ta trong quá khứ. Tiếp đến bác kể đến quá trình giành độc lập tự do của nhân dân ta. Bác kể lại những việc làm vừa anh hùng vừa nhân đạo của nhân dân ta. Đó là những cuộc chiến tranh chính nghĩa anh dũng kiên cường của cả dân tộc. Bác nhân danh dân tộc khẳng định quyết tâm đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Sự quyết tâm được thể hiện như một lời thế khắc cốt ghi tâm, lời thề của non sông cất lên dõng dạc, dứt khoát.

Phần cuối cùng của bản tuyên ngôn cũng là phần được coi là đúc kết lại toàn bộ: tuyên bố độc lập khẳng định quyết tâm giữ vững độc lập. Một lần nữa Bác khẳng định độc lập tự do là quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam, đó như là một sự thật lịch sử mà không ai có thể chối cãi được. Những câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng thể hiện được niềm tự hào tự tôn dân tộc của người viết. Và bản Tuyên ngôn độc lập cũng mang một ý nghĩa vô cùng trọng đại. Hồ Chí Minh đồng thời giải quyết được hai việc đó là độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân.

Có thể nói rằng, “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa ngắn gọn, lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực kết tinh tài năng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để rồi, Tuyên ngôn độc lập được coi là “áng thiên cổ hùng văn”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư