Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê

Viết văn: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
467
0
2
lại hồng sinh
02/05/2021 07:31:25
+5đ tặng

Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đối với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.

Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.

Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Con mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: "các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.

Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.

Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Anh Daoo
02/05/2021 07:36:58
+4đ tặng

Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, bà được đánh giá là nhà văn độc đáo với những tác phẩm truyện ngắn. Những chủ đề về cuộc sống nơi chiến trường, bom đạn đặc biệt là những người anh hùng thầm lặng trên tuyến đường Trường Sơn luôn được ngòi bút của ông hướng đến. “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm ngợi ca tinh thần dũng cảm những cô gái thanh niên xung phong đã chiến đấu hết mình về Tổ Quốc, là thế hệ trẻ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy bom đạn. Bên cạnh đó tác giả cũng nói đến vẻ đẹp tình đồng đội thắm thiết của những cô gái trẻ nơi chiến trường, điển hình là nhân vật Phương Định.

Tuổi trẻ của bà là người đã từng chứng kiến mưa bom, bão đạn trên những con đường Trường Sơn trải qua biết bao gian khổ, khó khăn, mất mát và hi sinh của những chiến sĩ nơi đây. Chính vì thế, những ngòi bút của bà khi hướng về những con người, cuộc sống nơi đây hiện lên rất chân thực, xúc động. Đọc “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê chắc hẳn người đọc sẽ có những ấn tượng sâu đậm về nhân vật Phương Định. Phương Định là một cô gái trẻ dũng cảm, có tâm hồn trong trẻo, giàu mộng mơ và khá nhạy cảm, là một nữ thanh niên xung phong có tinh thần trách nhiệm và có tình đồng chí sáng ngời. Cảm nhận được đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Phương Định cũng chính là việc bạn đã hiểu và cảm nhận được nét đẹp của tác phẩm.

Phương Định là một cô gái trẻ có nét đẹp tâm hồn sáng ngời, cô gái sẵn sàng rời bỏ cuộc sống nhàn hạ nơi phồn hoa đô thị để lên với chiến trường đầy gian khổ với mong muốn góp phần phục vụ kháng chiến, phục vụ đất nước. Mặc dù cuộc sống nơi chiến trường rất khó khăn, chuyện sống chết chỉ trong gang tấc nhưng Phương Định vẫn giữ trong mình tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, trong trẻo của tuổi trẻ đầy lạc quan, yêu đời, tinh thần đồng đội sâu sắc và đặc biệt là tinh thần chiến đấu quả cảm, kiên cường.

Lý tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm được thể hiện rõ nét qua nhân vật Phương Định. Điều này được thể hiện rõ nét qua chi tiết khi mới ra khỏi ghế nhà trường trung học phổ thông, cô gái trẻ này không ngại gian khó, nguy hiểm đã xung phong ra mặt trận, nghe theo tiếng gọi của con tim, đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Chúng ta có thể thấy nhân vật Phương Định là một cô gái không tiếc thân mình, nguyện dâng hết tuổi trẻ, thanh xuân, cuộc đời cho đất nước và mang trong mình lý tưởng cao đẹp để chiến đấu. Lý tưởng cao đẹp của cô gái trẻ ấy gợi cho chúng ta nghĩ ngay đến những câu thơ trong bài “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên:

“Ôi Tổ quốc...
...ngọn núi, dòng sông...”

Với tâm hồn trong sáng và đầy lạc quan cô gái, khung cảnh nơi đây bỗng trở nên thật giản “đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần...”, “thần kinh căng... sẽ nổ”. Cái chết và cái nguy hiểm luôn luôn rình rập ở khắp mọi nơi, công việc phá bom chưa bao giờ là dễ dàng, ấy vậy mà những cô gái vẫn lạc quan, bình thản và nói với giọng đầy hóm hỉnh “Quen rồi, mỗi ngày chúng tôi phá bom đến mấy lần”. Hiện thực thì luôn khó khăn, khốc liệt nhưng lại hiện lên qua giọng điệu hóm hỉnh của những cô gái xung phong khiến cho tác phẩm trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc.

Lê Minh Khuê rất khéo léo trong việc lồng những ngữ điệu bình thản và trong lời thoại của nhân vật để toát lên sự lạc quan, tinh thần dũng cảm, biết hi sinh của nhân vật. Cụ thể là, khi đối mặt với nguy hiểm, Phương Định cùng với những cô gái xung phong khác đều hết sức coi nhẹ việc hy sinh và mất mát của bản thân “Tôi bây giờ vẫn còn... viện quân y”. Chúng ta còn có thể thấy rõ được tinh thần quả cảm và không sợ hy sinh của Phương Định cũng như những có gái xung phong kia. Điều này được thể hiện rõ nét qua một lần phá bom được tác giả miêu tả cụ thể, chân thực và tinh tế đến từng cảm giác. Không khí nơi chiến trường đầy sự căng thẳng, khung cảnh thật sự tàn khốc nhưng Phương Định lại luôn mang trong mình tâm lý lạc quan, yêu đời, đầy nữ tính của một cô gái “Có ánh mắt của các chiến sĩ dõi theo mình”. Chính lòng tự trọng đã kích thích thêm phần dũng cảm trong con người cô: “Tôi đến gần quả bom,... bước tới”. Khi đang phá bom những cảm nhận của nhân vật về sự sống chết trở nên rõ rệt hơn, lưỡi xẻng chạm phải những quả bom, tạo ra những tiếng động sắc đến gai người,... qua những tiếng động ấy nhân vật đã cảm nhận được cái chết đang cận kề, chuyện sống chết chỉ trong tích tắc, từng cảm giác bỗng trở nên sắc nhọn hơn thể hiện qua chi tiết “Vỏ bom đang nóng lên, một dấu hiệu chẳng lành”.

Khi cảm nhận về nhân vật Phương Định, chúng ta có thể khẳng định cô là nữ thanh niên xung phong có lý tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm, tâm hồn trong sáng, lạc quan và yêu đời, là cô gái anh hùng dân tộc. Đây cũng chính là những nét tính cách điển hình của những cô gái xung phong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hồn nhiên, mơ mộng và tinh nghịch là tính cách nổi bật của Phương Định. Bên cạnh lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần chiến đấu kiên cường thì cô gái này còn có nét tính cách mộng mơ, hồn nhiên, trong sáng. Phương Định từng là một nữ sinh thanh lịch của đất Hà thành, từng có một thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên. Ngay giữa chiến trường khốc liệt, khó khăn, dữ dội nhưng những hoài niệm về thời học sinh luôn sống trong tâm hồn cô. Phải chăng chính điều này đã khiến cho cô luôn mang trong mình tinh thần lạc quan, vô tư trên chiến trường nơi cái chết luôn rình rập. Những giây phút căng thẳng nơi cao điểm kết thúc, cô luôn thở phào nhẹ nhõm, tâm hồn cô như lạc vào một thế giới khác “nằm dài trên nền đất ẩm... lung tung”. Phương Định còn là một cô gái mê âm nhạc, cô thích nhiều bài hát với nhiều chủ đề khác nhau. Tiếng hát của cô thể hiện tâm hồn bay bổng, lãng mạn, lạc quan mang lý tưởng sống, khát khao về quê hương về tình yêu tuổi trẻ, sự bình yên,...

Cũng như những cô gái mới lớn khác, Phương Định mang trong một tâm hồn nhạy cảm, quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài của mình. Phương Định biết mình đẹp nên rất thích ngắm mình trong gương, khi biết mình được các anh để ý cô có một chút kiêu ngầm. Cô thấy vui và rất tự hào về điều đó, nhưng không bao giờ biểu lộ những điều đó mà thường tỏ ra kín đáo trước đám đông. Có thể thấy, nhà văn Lê Minh Khuê thật tinh tế khi tạo nên nét kiêu ngầm riêng cho nhân vật Phương Định. Đó là tâm lý chung của những cô gái mới lớn khi nhận thức được vẻ đẹp của mình. Nét tâm lý đời thường, rất con gái ấy đã khiến cho nhân vật trong tác phẩm của Lê Minh Khuê trở nên gần gũi, chân thực và đáng yêu. Đặc biệt, vẻ đẹp tâm hồn ấy còn được bộc lộ sâu sắc khi cơn mưa đá ập đến. Dường như cơn mưa đá đến đã cuốn trôi đi những căng thẳng, ngột ngạt, mệt mỏi tan biến. Cũng là cơn mưa đá đó đã khiến cho tâm hồn của Phương Định sống lại với nhiều kỉ niệm, đó là những kỷ niệm về gia đình, về tuổi thơ và về quê hương. Tất cả những kỷ niệm ấy đồng xuất hiện, vừa thực vừa ảo, vụt lên trong tâm trí một cách lẫn lộn, vừa gần gũi mà lại vừa xa xôi. Chính những hồi ức ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đời cô đi qua những tháng ngày khó khăn, đầy hiểm nguy của cuộc sống nơi chiến trường.

Là một người giàu tình cảm với đồng chí đồng đội. Phương Định là cô gái luôn biết quan tâm đến mọi người, biết yêu thương, san sẻ với những đồng đội của mình. Khi thấy Nho và Thao lên cao điểm chưa về, Phương Định rất lo lắng. Phương Định, Nho và Thao như những chị em trong gia đình với bao tình cảm, yêu thương gắn bó, đùm bọc lẫn nhau.

Với Phương Định, chị Thao hiện lên với hình ảnh hết sức kiên cường, táo bạo, bất chấp nỗi sợ hãi để hoàn thành nhiệm vụ. Còn đối với Nho, Nho hiện lên trong suy nghĩ của Phương Định là một cô gái của tổ trinh sát “nhẹ mát như một cây kem trắng”. Khi Nho bị thương, Phương Định đã hết sức lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho Nho như tình chị em ruột thịt thể hiện qua các hành động: pha sữa trong cái ca sắt, rửa vết thương cho Nho bằng nước đun sôi, ...

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rõ tình cảm của cô dành cho tất cả những người chiến sĩ mà cô gặp trên đường ra mặt trận. Đối với Phương Định những con người đẹp nhất chính là những con người can đảm, thông minh và cao thượng, mặc lên mình bộ quân phục với ngôi trao trên mũ. Qua đây chúng ta có thể thể tình đồng chí, đồng đội của Phương Định thật bao la, đáng cảm mến là thứ tình cảm cao cả, thiêng liêng.

Để đem đến sự thành công cho tác phẩm Lê Minh Khuê đã sử dụng nghệ thuật xây dựng hình tượng trong truyện nổi bật nhất là nhân vật Phương Định. Có thể thấy, qua nhân vật Phương Định trong tác phẩm, người đọc đã phần nào thấy được tài năng của tác giả. Để có thể xây dựng được hình tượng nhân vật cô gái này, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật trần thuật, đặt nhân vật chính của mình vào nhân vật tự kể chuyện. Chính điều này đã khiến cho việc miêu tả tâm lí nhân vật trở nên thật tinh tế. Giọng kể của nhân vật chính đã làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ hết sức tự nhiên, chân thật, trẻ trung và rất nữ tính như chính tính cách của nhân vật.

Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ, đã có rất nhiều tác giả viết về nữ thanh niên xung phong, song chỉ có ngòi bút của Lê Minh Khuê với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” đã làm nổi bật lên tâm hồn những cô gái xung phong, quả cảm trong chiến đấu, mang trong mình tầm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư và đầy lạc quan, bên cạnh đó còn có tình đồng chí đồng đội gắn bó với nhau sâu sắc. Cảm nhận về nhân vật Phương Định giúp cho các bạn đọc thấy được hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam đã sống và hy sinh không tiếc nuối thanh xuân, tuổi trẻ cho quê hương, cho đất nước.

Phương Định, Nho, chị Thao, mười cô gái ngã ba Đồng Lộc hay biết bao những cô gái xung phong khác trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc. Vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái mở đường tỏa sáng giống như những vì sao lấp lánh trên bầu trời sáng mãi trong lòng dân tộc.

Chiến tranh đã đi xa, thế nhưng khi đến với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” chắc hẳn người đọc được sống lại với những khoảnh khắc hào hùng của năm tháng ấy. Qua đây, chúng ta cũng có thể cảm nhận được những nét đẹp của nhân vật Phương Định tiêu biểu cho lớp trẻ yêu nước thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

0
1
Hằng
02/05/2021 08:54:45
+3đ tặng

Phương Định là một cô gái trẻ có nét đẹp tâm hồn sáng ngời, cô gái sẵn sàng rời bỏ cuộc sống nhàn hạ nơi phồn hoa đô thị để lên với chiến trường đầy gian khổ với mong muốn góp phần phục vụ kháng chiến, phục vụ đất nước. Mặc dù cuộc sống nơi chiến trường rất khó khăn, chuyện sống chết chỉ trong gang tấc nhưng Phương Định vẫn giữ trong mình tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, trong trẻo của tuổi trẻ đầy lạc quan, yêu đời, tinh thần đồng đội sâu sắc và đặc biệt là tinh thần chiến đấu quả cảm, kiên cường.

Lý tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm được thể hiện rõ nét qua nhân vật Phương Định. Điều này được thể hiện rõ nét qua chi tiết khi mới ra khỏi ghế nhà trường trung học phổ thông, cô gái trẻ này không ngại gian khó, nguy hiểm đã xung phong ra mặt trận, nghe theo tiếng gọi của con tim, đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Chúng ta có thể thấy nhân vật Phương Định là một cô gái không tiếc thân mình, nguyện dâng hết tuổi trẻ, thanh xuân, cuộc đời cho đất nước và mang trong mình lý tưởng cao đẹp để chiến đấu. Lý tưởng cao đẹp của cô gái trẻ ấy gợi cho chúng ta nghĩ ngay đến những câu thơ trong bài “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên:

“Ôi Tổ quốc...

...ngọn núi, dòng sông...”

Với tâm hồn trong sáng và đầy lạc quan cô gái, khung cảnh nơi đây bỗng trở nên thật giản “đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần...”, “thần kinh căng... sẽ nổ”. Cái chết và cái nguy hiểm luôn luôn rình rập ở khắp mọi nơi, công việc phá bom chưa bao giờ là dễ dàng, ấy vậy mà những cô gái vẫn lạc quan, bình thản và nói với giọng đầy hóm hỉnh “Quen rồi, mỗi ngày chúng tôi phá bom đến mấy lần”. Hiện thực thì luôn khó khăn, khốc liệt nhưng lại hiện lên qua giọng điệu hóm hỉnh của những cô gái xung phong khiến cho tác phẩm trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc.

Lê Minh Khuê rất khéo léo trong việc lồng những ngữ điệu bình thản và trong lời thoại của nhân vật để toát lên sự lạc quan, tinh thần dũng cảm, biết hi sinh của nhân vật. Cụ thể là, khi đối mặt với nguy hiểm, Phương Định cùng với những cô gái xung phong khác đều hết sức coi nhẹ việc hy sinh và mất mát của bản thân “Tôi bây giờ vẫn còn... viện quân y”. Chúng ta còn có thể thấy rõ được tinh thần quả cảm và không sợ hy sinh của Phương Định cũng như những có gái xung phong kia. Điều này được thể hiện rõ nét qua một lần phá bom được tác giả miêu tả cụ thể, chân thực và tinh tế đến từng cảm giác. Không khí nơi chiến trường đầy sự căng thẳng, khung cảnh thật sự tàn khốc nhưng Phương Định lại luôn mang trong mình tâm lý lạc quan, yêu đời, đầy nữ tính của một cô gái “Có ánh mắt của các chiến sĩ dõi theo mình”. Chính lòng tự trọng đã kích thích thêm phần dũng cảm trong con người cô: “Tôi đến gần quả bom,... bước tới”. Khi đang phá bom những cảm nhận của nhân vật về sự sống chết trở nên rõ rệt hơn, lưỡi xẻng chạm phải những quả bom, tạo ra những tiếng động sắc đến gai người,... qua những tiếng động ấy nhân vật đã cảm nhận được cái chết đang cận kề, chuyện sống chết chỉ trong tích tắc, từng cảm giác bỗng trở nên sắc nhọn hơn thể hiện qua chi tiết “Vỏ bom đang nóng lên, một dấu hiệu chẳng lành”.

Khi cảm nhận về nhân vật Phương Định, chúng ta có thể khẳng định cô là nữ thanh niên xung phong có lý tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm, tâm hồn trong sáng, lạc quan và yêu đời, là cô gái anh hùng dân tộc. Đây cũng chính là những nét tính cách điển hình của những cô gái xung phong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hồn nhiên, mơ mộng và tinh nghịch là tính cách nổi bật của Phương Định. Bên cạnh lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần chiến đấu kiên cường thì cô gái này còn có nét tính cách mộng mơ, hồn nhiên, trong sáng. Phương Định từng là một nữ sinh thanh lịch của đất Hà thành, từng có một thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên. Ngay giữa chiến trường khốc liệt, khó khăn, dữ dội nhưng những hoài niệm về thời học sinh luôn sống trong tâm hồn cô. Phải chăng chính điều này đã khiến cho cô luôn mang trong mình tinh thần lạc quan, vô tư trên chiến trường nơi cái chết luôn rình rập. Những giây phút căng thẳng nơi cao điểm kết thúc, cô luôn thở phào nhẹ nhõm, tâm hồn cô như lạc vào một thế giới khác “nằm dài trên nền đất ẩm... lung tung”. Phương Định còn là một cô gái mê âm nhạc, cô thích nhiều bài hát với nhiều chủ đề khác nhau. Tiếng hát của cô thể hiện tâm hồn bay bổng, lãng mạn, lạc quan mang lý tưởng sống, khát khao về quê hương về tình yêu tuổi trẻ, sự bình yên,...

Cũng như những cô gái mới lớn khác, Phương Định mang trong một tâm hồn nhạy cảm, quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài của mình. Phương Định biết mình đẹp nên rất thích ngắm mình trong gương, khi biết mình được các anh để ý cô có một chút kiêu ngầm. Cô thấy vui và rất tự hào về điều đó, nhưng không bao giờ biểu lộ những điều đó mà thường tỏ ra kín đáo trước đám đông. Có thể thấy, nhà văn Lê Minh Khuê thật tinh tế khi tạo nên nét kiêu ngầm riêng cho nhân vật Phương Định. Đó là tâm lý chung của những cô gái mới lớn khi nhận thức được vẻ đẹp của mình. Nét tâm lý đời thường, rất con gái ấy đã khiến cho nhân vật trong tác phẩm của Lê Minh Khuê trở nên gần gũi, chân thực và đáng yêu. Đặc biệt, vẻ đẹp tâm hồn ấy còn được bộc lộ sâu sắc khi cơn mưa đá ập đến. Dường như cơn mưa đá đến đã cuốn trôi đi những căng thẳng, ngột ngạt, mệt mỏi tan biến. Cũng là cơn mưa đá đó đã khiến cho tâm hồn của Phương Định sống lại với nhiều kỉ niệm, đó là những kỷ niệm về gia đình, về tuổi thơ và về quê hương. Tất cả những kỷ niệm ấy đồng xuất hiện, vừa thực vừa ảo, vụt lên trong tâm trí một cách lẫn lộn, vừa gần gũi mà lại vừa xa xôi. Chính những hồi ức ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc đời cô đi qua những tháng ngày khó khăn, đầy hiểm nguy của cuộc sống nơi chiến trường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×