Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu viết một tác phẩm, nhà văn thường tìm kiếm và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Chiều sâu một tác phẩm thể hiện ở khả năng đặt ra câu hỏi về mọi vấn đề trong xã hội. Chính người đọc sẽ tìm được câu trả lời chính xác theo cách riêng của mình. Anh, chị hãy giải thích ý kiến trên và làm sáng tỏ qua việc phân tích một số tác phẩm truyện giai đoạn 1930 - 1945

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.412
0
0
Hải Hoàng
18/02/2017 20:43:54
1. Thời kỳ 1930-1935: Mở đầu là sáng tác thơ văn gắn liền với cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Ngệ Tỉnh.
Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này là văn học lãng mạn: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và thơ mới.
Xu hướng văn học phê phán có từ trước 1930 đến thời kỳ này phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn về phương pháp thể tài.

2. Thời kỳ 1936-1939
2.1. Văn học vô sản khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản say mê lí tưởng, mang một tinh thần nhân đạo mới mẻ:
Thể loại phóng sự, ký sự phát triển.
Thơ ca cách mạng phát triển. Một loạt nhà thơ cách mạng đã xuất hiện: sóng Hồng, Lê Ðức Thọ, Xuân Thủy, Tố Hữu.
Văn học cách mạng thời kỳ này đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo hướng hiện đại hóa.

2.2. Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc:
Vấn đề nông dân, nông thôn được đặt ra trong tác phẩm hiện thực phê phán Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Vấn đề phong kiến thực dân được nêu lên một cách gay gắt trong các tác phẩm hiện thực phê phán: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố...
Tác phẩm hiện thực phê phán không dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu thuyết. Ðây chính là một thành công lớn của văn học hiện thực phê phán thời kì này.

2.3: Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản vẫn tiếp tục phát triển song nó phân hóa theo các hướng khác nhau.
Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống cho nông dân Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh

Thơ mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển. Cái Tôi vẫn được khai thác đến phút chót. Thời kì này, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học. Cái Tôi của các nhà thơ mới càng đi sâu vào thế giới yêu đương thì càng cô đơn lạc lõng và càng sợ sệt Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề (Nguyệt Cầm-Xuân Diệu).

3. Thời kỳ 1939-1945:3.1 Văn học vô sản rút vào bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ. Thơ ca cách mạng trong tù và thơ ca cách mạng ngoài nhà tù phát triển.

Văn học vô sản nói nhiều tới tương lai, một tương lai rực rỡ đang tiến gần. Thơ Tố Hữu trưởng thành nhanh chóng như tập Từ ấy. Tập Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh cũng ra đời trong thời kì này.

Thời kì này thơ tuyên truyền kết hợp với thơ trữ tình cách mạng càng thấm thía, sâu sắc hơn.
Hàng loạt bài chính luận của đồng chí Trường Chinh xuất hiện trên các báo chí của Ðảng vào thời kì này cũng có nhiều giá trị văn học.
Văn học vô sản trong những năm tiền khởi nghĩa đã góp phần quan trọng vào cuộc vận động cách mạng của Ðảng, đập tan chế độ thuộc địa, giành thắng lợi trong những ngày tháng 8 lịch sử 1945.

3.2. Văn học hiện thực phê phán có sự phân hóa:
Có nhà văn thì chết (Vũ Trọng Phụng);
Có nhà văn không viết tiểu thuyết nữa chuyển sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất Tố.
Có nhà văn mắc phải sai lầm như Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết Thanh Ðạm.
Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời:Nam Cao, Nguyễn Tuân, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển, ...
Nhà văn hiện thực vẫn tiếp tục miêu tả cuộc sống tăm tối của người nông dân Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao; Sống nhờ của Mạnh Phú Tư. Cuộc sống bế tắc mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cũng được các nhà hiện thực đề cập một cách sâu sắc Sống mòn, Ðời thừa, Trăng sáng của Nam Cao.

Các nhà văn nêu lên mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với tầng lớp nhân dân lao động.
3.3 Văn học lãng mạn: cái Tôi bế tắc, cực đoan, có sự phân hóa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư