vì sao trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, giai cấp nông dân lại là đối tượng bị khai thác?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Để phục vụ chương trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp thực hiện chính sách thuế khóa hết sức nặng nề, dã man. Thuế đinh (hay thuế thân), trước khi Pháp xâm lược, nhà Nguyễn thu mỗi suất đinh 1,4 hào, thì ngay khi Pháp chiếm Yên Bái đã nâng lên 5 hào. Ở vùng dân tộc ít người, chúng dùng cách đánh thuế “kiếm ốc” tính theo số nóc nhà, mỗi nhà phải nộp mỗi suất 1,3 đồng (2,5 đồng bằng một tạ gạo ngon). Ngoài ra, còn hàng trăm khoản phụ thu, lạm bổ đánh vào người lao động. Riêng khoản thuế chính ngạch của Yên Bái năm 1932 trị giá 1.840 tấn thóc. Về thuế điền, thực dân Pháp chia ruộng vùng người Kinh làm 5 hạng, hạng một thu 2 đồng/mẫu Bắc bộ, hạng năm thu 2 hào/mẫu. Đối với vùng đồng bào dân tộc, chúng chỉ chia ruộng làm 2 hạng, hạng một thu 7,2 đồng/ mẫu, hạng hai thu 5,2 đồng/mẫu. Sở dĩ có sự chênh lệch mức thuế điền giữa cùng người Kinh và vùng đồng bào các dân tộc là do hầu hết ruộng ở vùng người Kinh đã bị các chủ đồn điền Pháp cướp đoạt, nên được ưu đãi, chỉ đánh thuế nhẹ. Thuế đồn điền tăng, trong khi đó diện tích 1 mẫu Bắc Bộ so trước lại giảm từ 4.970m2/mẫu xuống còn 3.600m2/mẫu, trong điều kiện năng suất không tăng thì thu nhập của người nông dân đã giảm đi. Muối ăn rất khan hiếm ở miền núi, bị đánh thuế rất nặng, từ năm 1928 đến năm 1939 thuế 1 tạ muối từ 2,5 hào lên 2,5 đồng và còn bị bọn thực dân và bè lũ tay sai sử dụng như một công cụ để khống chế, kiểm soát nhân dân.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |