Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chiến tranh mang đến cho con người ta sự ám ảnh mỗi khi nghĩ tới. Nó khiến cho bao nhiêu gia đình phải chịu sự chia cắt, bao nhiêu gian khổ gánh nặng lên vai người đi, người ở lại. Có ai đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh mới biết trân trọng sự bình yên. Và Bằng Việt là một nhà thơ đã có một tuổi thơ như vậy, tuổi thơ sống trong chiến tranh phải sống xa bố mẹ, chiến tranh bắt người bà yêu dấu của ông phải một mình gánh vác trọng trách chăm lo cho người cháu. Cũng nhờ đó mà với ông bao nhiêu kỷ niệm gắn với tuổi thơ bên bà đã giúp ông sáng tác thành công bài thơ Bếp lửa. Bài thơ được viết trong khoảng thời gian ông xa nhà, ở một đất nước xa xôi, nơi mà người ta dễ hoài niệm và nhớ về quá khứ.
Ở bếp lửa, người đọc thấy được duy nhất bao trùm bài thơ đó là tình yêu thương, đùm bọc vô bờ bến của người bà dành cho đứa cháu của mình. Qua những năm tháng chiến tranh bố mẹ xa nhà, ông được sống với bà, được nhận những tình cảm trọn vẹn.
Bao nhiêu kỷ niệm về chiến tranh, về người bà kiên cường, vững vàng hiện về trong tâm trí ông:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
...........
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!.”
Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu mênh mang. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. “Bố ở chiến khu bố còn việc bố-Mày có viết thư chớ kể này kể nọ-Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Gian khổ thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa được yên lòng. Tấm lòng người bà thương con, thương cháu ân cần chu đáo biết bao. Đó cũng chính là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ta từ muôn thuở, luôn can đảm, bản lĩnh và cứng rắn trước nỗi đau của dân tộc, hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của tình yêu quê hương đất nước đó ư.
Chiến tranh là một danh từ bình thường, nhưng đằng sau nó lại là một khung cảnh đầy mùi máu tanh, chiến tranh khiến biết bao con người hy sinh, gây ra đau khổ cho bao người và hai bà cháu trong bài thơ này cũng là một nạn nhân của chiến tranh. Gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi,… lúc này đây hình ảnh người bà hiện lên thật thiêng liêng thật đẹp với tấm lòng hy sinh cao cả.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |