Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những đẫn chứng cho thấy tính tôn sư trọng đạo có trong bản chất con người việt nam từ xưa đến nay

nêu những đẫn chứng cho thấy tính tôn sư trọng đạo có trong bản chất con người việt nam từ xưa đến nay

2 trả lời
Hỏi chi tiết
321
1
3
+5đ tặng
Trọng người thầy đi liền với coi trọng sự học
 
Trong xã hội xưa, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội xưa “Quân - Sư - Phụ” thì người thầy chỉ đứng sau vua, người được xã hội, nhân dân đặc biệt coi trọng và tôn vinh, là người mà nhân dân gửi gắm niềm tin để giúp con em họ học hành mà thành tài. Có nhiều câu tục ngữ, ca dao xưa mang ý nghĩa răn dạy con người về vai trò của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”, “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”...
 
Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, các Vua Hùng đã chú trọng đến việc dạy chữ. Nhà vua đã mời thầy, cô đến dạy học cho các công chúa. Theo cuốn “Ngọc phả đình thôn Hương Lan” (xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ), vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương, từ vua đến dân rất quan tâm đến việc học hành, “tôn sư trọng đạo”, tu thân và lập thân của con người. Vì thế, Vua Hùng Duệ Vương đã mời hai vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục (quê Bắc Ninh) vào cung dạy học trực tiếp cho hai công chúa mà nhà vua rất mực yêu quý là Công chúa Tiên Dung và Công chúa Ngọc Hoa.
 
Khi thầy, cô tạ thế, Vua Hùng cùng người dân thôn Hương Lan tiếc thương công đức của hai thầy, cô nên đã an táng ngay tại địa điểm thầy, cô mở lớp dạy học, táng cùng một ngôi mộ. Nhà Vua cũng cho phép thôn Hương Lan lập miếu để thờ cúng, hương hỏa cho thầy, cô. Từ đó, trải từ đời này sang đời khác, muôn dân đất Việt noi theo mà kính trọng người thầy, coi trọng sự học và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” luôn được gìn giữ như một nét đẹp của dân tộc.
 
Ngày xưa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho con em đi học và cũng không có sẵn trường lớp như bây giờ. Vì thế, gia đình nào có điều kiện thường mời thầy đến nhà để dạy cho hai, ba đứa con mình, giúp con em đọc được chữ, học vỡ nghĩa sách thánh hiền để làm cơ sở học cao hơn rồi thi thố, đỗ đạt mong được ra làm quan giúp dân, giúp nước. Cũng có người thầy từ bỏ chốn quan trường để về quê mở lớp dạy học cho con nhà nghèo và không ít học trò nghèo đã nghe lời thầy, hiếu học mà đỗ đạt thành danh. Vì thế, ngày xưa, chỉ có thầy mới thực sự là người có thể dạy chữ cho con em nhân dân, giúp cho con em họ thành người có ích cho xã hội. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Cái nghĩa “Yêu thầy” ở đây cần hiểu đó là trọng thầy, trọng sự học chứ không phải mang cho thầy vàng bạc hay những giá trị vật chất gì.
 
Trong xã hội xưa, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” được gắn với tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách, đạo đức. Vì thế, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò chứ không thể có bất cứ một yếu tố nào chi phối giá trị này. Muốn được học trò tôn kính, thầy phải giữ đúng chữ “đạo thầy”, thầy phải là biểu tượng của nhân cách cao đẹp, đạo đức chuẩn mực và tài trí hơn người. Có nghĩa là, thầy phải xứng là “khuôn vàng thước ngọc”. Còn nếu không có được những điều trên, thầy sẽ bị xã hội khinh rẻ, bị học trò coi thường. Về phía học trò, cũng phải giữ đúng “đạo học trò”, biết nghe lời thầy, biết chăm chỉ học tập và biết ứng xử cho phải đạo. Nếu phạm lỗi phải biết kính cẩn xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
 
Chính vì vậy, trò vi phạm, nhất là phạm lỗi đạo đức, thầy trách phạt, thậm chí dùng roi đánh vào tay, vào lưng, thậm chí từ chối sự giáo dục để học trò nhận ra lỗi lầm của mình nhưng trò và gia đình không hề kêu ca, không hề trách mắng thầy vì họ đều nhận thức được rằng, có như vậy, bản thân mới nên người, mới cố gắng học hành để thành đạt. Khi gặp thầy, trò phải thực hiện những nghi lễ chào hỏi một cách cung kính. Nếu không làm hoặc làm sai có nghĩa là không giữ đúng đạo làm trò.
 
 
Thầy và trò trường THCS Thu Cúc (Tân Sơn - Phú Thọ) qua suối đến trường.
(Ảnh: Thế Lượng)
Không gì thay được nhân cách người thầy
 
Trong xã hội ngày nay, người thầy vẫn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù là xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Thầy là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức.
 
Vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn còn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học và những lời dạy của cha ông xưa vẫn không hề cũ đối với các thế hệ học trò. Tuy nhiên, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” ngày nay có phần thay đổi so với xưa kia. Ở xã hội ngày nay, khoảng cách giữa thầy và trò không cách xa như trước. Thầy và trò gần gũi, thân thiện hơn. Mối quan hệ giữa thầy và trò không còn bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt như trong xã hội xưa mà có phần được giảm nhẹ, giản hóa những quy định về lễ nghĩa. Vì thế, học trò ngày nay thể hiện sự kính trọng thầy bằng nhiều cách khác nhau chứ không bó hẹp như xưa.
 
Người thầy trong xã hội ngày nay vẫn phải là chuẩn mực của đạo đức, nhân cách và trí tuệ. Đặc biệt, khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đạt được những thành tựu to lớn, khi thế giới bước vào thời đại công nghệ 4.0 thì người thầy phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp với thời đại, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu không, có thể thầy sẽ thua học trò và khi ấy, hình ảnh thầy trong tâm hồn học trò không còn thiêng liêng như trước nữa.
 
Khi mặt trái của xã hội chi phối
 
Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ngày nay đã, đang bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố tiêu cực. Những yếu tố này thuộc về nhiều phía, cả phía người thầy, phía xã hội, phía học trò. Về phía người thầy, có không ít thầy cô có năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới, có không ít thầy cô vi phạm đạo đức nhà giáo như chửi mắng học trò, đánh đập, hành hung, hành hạ học trò, dùng những hành vi để ép buộc học trò phải học thêm, tiêu cực trong thi cử...Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ các thầy cô giáo đang ngày đêm miệt mài bên những trang giáo án để gieo mầm tri thức, khiến cho xã hội có cái nhìn khác về hình ảnh người thầy, một biểu tượng vốn là thiêng liêng trong xã hội.
 
Về phía học sinh, có những em chưa ngoan đã có những hành động trái với đạo lý như cãi lại thầy cô, chửi đánh, hành hung thầy cô khi mắc lỗi và bị xử lý. Thật đáng buồn khi có những học trò dám cãi tay đôi với thầy cô ngay trên bục giảng hay giữa sân trường. Thật xót xa khi có học sinh chỉ học lớp 8 mà dám bóp cổ cô giáo hay có học sinh bị thầy nhắc nhở đã chặn đường để đánh thầy. Tất cả những hành động này đã làm cho giá trị đạo đức trong giáo dục xuống cấp nghiêm trọng, mối quan hệ thầy, trò đã bị hoen ố và giá trị của “Tôn sư trọng đạo” tuyệt nhiên không còn giữ được.
 
Còn về phía xã hội, khi mà cả xã hội tham gia vào quá trình giáo dục thì đã bộc lộ không ít những mặt trái, ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ thầy, trò. Cụ thể như, khi dư luận người dân bàn luận về một vấn đề nào đó trong giáo dục thì đôi khi bàn luận một cách nóng vội dẫn đến tranh luận một cách nảy lửa, thậm chí còn “ném đá” thầy cô một cách không tiếc tay. Điều đó, đôi khi vô tình sẽ hạ thấp người thầy, hạ thấp giáo dục xuống những nấc thang đáng lo ngại. Đồng thời, xuất phát từ giá trị nhân văn của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, không ít phụ huynh đã lợi dụng, mua chuộc thầy cô để làm lợi cho con em mình, che giấu những khuyết điểm hay tăng thêm thành tích cho con em mình...
 
Có thể nói, “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, thời nào, người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nói như Nhà giáo Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng, là biểu tượng thiêng liêng về đạo học và hình ảnh người thầy của dân tộc Việt Nam: “Ta chưa từng thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”./.
 
Nguyễn Thế Lượng
print
 
  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
Họ và tên
Email
Lời bình
Xác thực
 
TIN ĐỌC NHIỀU
Hà Nội: Điều chỉnh lịch thi và thời gian làm bài thi lớp 10 năm học 2021-2022
Tăng cường phối hợp trong triển khai Dự án tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
Sáng 3/6, có 57 ca mắc COVID-19
Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ di biến động người đi về từ các vùng dịch
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đồng hành cùng Bắc Giang chống dịch
Quảng Trị: Tổng kết công tác bảo đảm an ninh trật tự phục vụ bầu cử
Thế giới ghi nhận hơn 3,7 triệu ca tử vong vì COVID-19
Vĩnh Phúc: Mô hình "Tổ COVID cộng đồng" tăng hiệu quả phòng chống dịch COVID-19
TRUYỀN HÌNH
BẢN TIN THỜI SỰ NGÀY 3 6 2021
BẢN TIN THỜI SỰ NGÀY 3/6/2021
Thời sự
Tiêu điểm
Lãnh đạo đảng, Nhà nước
Xây dựng Đảng
Tư tưởng – Văn hóa
Kinh tế
Xã hội
Nói hay đừng
Khoa giáo
Pháp luật
Cùng bàn luận
Bạn đọc
Thể thao
Ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chuyện lạ đó đây
Đối ngoại
Thế giới
Người Việt Nam ở nước ngoài
Quốc phòng - An ninh
Truyền hình, phát thanh
Tư liệu – Văn kiện
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Những việc cần làm ngay
Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
Fanpage facebook
Google Plus
Twitter+
  Quảng cáo
 RSS
  Giới thiệu
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trên mạng internet
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
Toà soạn: 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 08 048161 / 08 048162; Fax: 08 044175; 
E-mail: toasoan@dangcongsan.vn
Giấy phép số: 373/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông
 
 
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS Trần Doãn Tiến
Các Phó Tổng biên tập: TS Nguyễn Công Dũng (Thường trực);
TS Nguyễn Trọng Hậu; Nhà văn Đỗ Thị Thu Hiên
Ủy viên Ban biên tập: ThS Phạm Đức Thái
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng Ban Thư ký - Tòa soạn: ThS Vũ Diệu Thu
Trưởng Ban Xây dựng Đảng: TS Nguyễn Văn Minh
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Thị Thu Hà
03/06/2021 22:37:16
+4đ tặng

Tôn sư trọng đạo – xưa
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt ta, nhưng không phải chỉ có từ khi xây dựng Văn Miếu thờ thầy Khổng Tử và thầy Chu Văn An, mà từ xa xưa hơn nữa. Thiên Cổ Miếu – hay còn gọi là Đền Thầy trong cụm di tích Đền Hùng, thờ thầy Vũ Thế Lang, tương truyền được xây dựng từ thời Hùng Vương là minh chứng cho điều đó. Thầy Vũ Thế Lang không phải là người bản xứ, nhân dân đã đón thầy về để dạy đạo làm người cho con em mình. Để thầy và gia quyến an cư lạc nghiệp, dân nơi đây đã dựng nhà, cấp ruộng cho vợ con thầy. Ruộng cấp cho thầy được gọi là học điền, được chọn nơi ruộng tốt, dễ canh tác và không phải nộp thuế. Thì ra việc toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục không phải bây giờ mới có. Cảm động trước nghĩa tình của người dân, thầy Lang hết lòng chăm sóc cho lớp trẻ nơi đây học chữ, học lễ, học nghĩa. Học trò thầy nhiều người thành danh đỗ đạt. Khi thầy mất học trò thầy khắp các nơi kéo nhau về chịu tang. Căn nhà thầy, vừa là học đường, vừa là tư thất về sau trở thành Đền Thầy, quanh năm được học trò hương khói. Thầy sống thanh bạch nên khi mất rất linh thiêng, trước khi đi thi sĩ tử khắp nơi đến đây thắp hương lễ thầy đều đỗ đạt cao. Mùa thi đến đền Thầy ngào ngạt khói hương là vậy.

Nguyễn Thị Thu Hà
Tôn sư trọng đạo – nay Qủa thực, tôn sư trọng đạo xuất phát từ triết lí Nho gia có từ thời phong kiến cách đây cả ngàn năm. Nhưng không phải vì vậy mà truyền thống ấy trở nên lỗi thời. Ngày nay, tôn sư trọng đạo vẫn mang ý nghĩa tôn vinh người thầy và nghề dạy học, vẫn thể hiện sự hiếu học của nhân dân ta. Nhưng, sự thay đổi của xã hội, của kinh tế, kéo theo những thay đổi tất yếu trong đời sống. Và mối quan hệ thầy – trò cũng không phải ngoại lệ. Có một thực tế là: ngày nay nhiều người coi trọng việc học để làm giàu hơn là học để làm người, vì thế họ quan niệm không cần học vẫn có thể thành công. Con người ngày một thực dụng hơn và hẳn nhiên, khi tri thức bị xem nhẹ thì người thầy cũng ít được coi trọng như trước. Trong bài phát biểu chúc mừng học sinh 12 đỗ đại học, PGS Văn Như Cương từng ngậm ngùi rằng: Các em vào đại học thầy vui/ Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi/ Ít em mong muốn vào sư phạm/ Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi? Và một thực tế nữa đáng buồn nhưng cũng rất đáng ngẫm, là ngày nay, nhiều học trò sẵn sàng phản ứng lại với giáo viên chỉ vì bị phạt chép bài, phạt lao động, thậm chí gây tổn hại cho thầy cô cả về uy tín, danh dự và thể chất. Trong tiến trình phát triển giáo dục, mỗi chế độ, mỗi thời kỳ đều có định hướng riêng của nó. Nhưng trong thời kì nào thì phẩm chất, đạo đức và vai trò của người thầy cũng không thể thay thế. Vì thế, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù xã hội phát triển văn minh hiện đại đến đâu thì truyền thống "Tôn sư trọng đạo" vẫn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Sự vinh danh các nhà giáo, sự coi trọng kiến thức vẫn luôn được đặt nên hàng đầu trong giáo dục. Và suy cho cùng: sự tốt đẹp và nhân văn, cuối cùng bao giờ cũng chiến thắng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo