Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp lửa”? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì?

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt viết:

 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

                        (Trích Ngữ văn 9, tập 1)

 

2. Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp lửa”? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì?

3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên.

5. Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa đã gợi nhắc tác giả về cuộc sống tuổi thơ và những kỉ niệm về bà. Trong chương trình Ngữ văn THCS, tác phẩm nào cũng viết về những kỉ niệm đẹp đẽ của cháu bên bà? (Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm).

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.194
6
3
Lương Phú Trọng
04/06/2021 12:47:59
+5đ tặng

- Ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”. Vì nói đến “bếp lửa” là nói đến một vật hữu hình, cụ thể của mỗi gia đình. Còn hình ảnh “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn.
- Mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy sáng lên mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa được nhóm từ lòng bà – ngọn lửa của sức sống, yêu thương, niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến, với Đảng. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – truyền cho cháu những kỉ niệm ấm lòng, những niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Nguyễn Anh Minh
04/06/2021 12:48:44
+4đ tặng
  1. - Hình ảnh " ngọn lửa " ở 2 câu sau là sự phát triển của hình ảnh " bếp lửa " ở 2 câu thơ trên hay cũng có thể nói hình ảnh " Bếp lửa " được nhắc đi nhắc lại ở toàn bộ bài thơ. Ở mức khái quát, mang ý nghĩa trừu tượng ==> trở thành 1 biểu tượng.
    - Hình ảnh của " ngọn lửa " là biểu tượng của sức sống, lòng yêu thương và niềm tin. Là sức mạnh nội tâm ở trong lòng.
    - Từ " bếp lửa -> ngọn lửa " là một sự phát triển về sáng tạo của hình tượng thơ.Gợi cho người đọc những cảm nhận sâu xa.: “bếp lửa bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở ngoài, mà chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Như thế hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Ngọn lửa tự trong lòng ấy sẽ cháy mãi, bất diệt.
3
3
Việt Khánh Đang Xấu
04/06/2021 13:31:03
+3đ tặng
Từ " bếp lửa -> ngọn lửa " là một sự phát triển về sáng tạo của hình tượng thơ.Gợi cho người đọc những cảm nhận sâu xa.: “bếp lửa bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở ngoài, mà chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Như thế hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Ngọn lửa tự trong lòng ấy sẽ cháy mãi, bất diệt.Mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy sáng lên mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa được nhóm từ lòng bà – ngọn lửa của sức sống, yêu thương, niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến, với Đảng. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – truyền cho cháu những kỉ niệm ấm lòng, những niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
1
2
Nguyễn Thị Thu Hà
04/06/2021 22:45:31
+2đ tặng
Ý nghĩa của văn bản: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại nhưng kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối vs bà cũng như đối với gia đình, quê hương, đất nước.
*Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa: Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước. – Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này.
1
0
Nguyễn Vũ Trà My
31/10/2021 21:49:09
Ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”. Vì nói đến “bếp lửa” là nói đến một vật hữu hình, cụ thể của mỗi gia đình. Còn hình ảnh “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn.
- Mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy sáng lên mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa được nhóm từ lòng bà – ngọn lửa của sức sống, yêu thương, niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến, với Đảng. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – truyền cho cháu những kỉ niệm ấm lòng, những niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×