LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có tính tương đồng và có tính đặc thù như thế nào so với nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có tính tương đồng và có tính đặc thù như thế nào so với nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
510
2
0
KhánhTaapPay
06/06/2021 11:02:49
+5đ tặng

Sự phát triển của xã hội loài người được đánh dấu bằng nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về sự phát triển kinh tế ở những thời kỳ, những giai đoạn khác nhau. Từ chỗ ban đầu thực hành một “nền kinh tế cướp đoạt” (theo cách nói của Ph. Ăng-ghen), con người đã phải trải qua hàng vạn năm để biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm, biết thuần hóa súc vật, biết chăn nuôi, biết làm nghề nông, biết chế tạo ra những vật phẩm đơn giản đáp ứng nhu cầu đơn giản và rất hạn chế trong một phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp. Dần dần, khi một cộng đồng có thừa một loại sản phẩm nào đó đã được làm ra nhưng lại cần đến những loại sản phẩm khác mà cộng đồng khác dư thừa thì sự trao đổi bắt đầu diễn ra. Sản xuất phát triển thì sự trao đổi ấy diễn ra ngày càng thường xuyên hơn trên phạm vi ngày càng mở rộng hơn. Như vậy, từ hình thái kinh tế tự nhiên, nhân loại chuyển dần lên một hình thái kinh tế cao hơn là sản xuất hàng hóa - đó là kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa ra đời là một bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế, cho tới nay nó đã phát triển và đạt tới trình độ rất cao đó là nền kinh tế thị trường hiện đại.

Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ kinh tế, sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận,... đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối. Không thu được lợi nhuận thì người sản xuất, kinh doanh không còn động lực để tiếp tục, nhất là để thúc đẩy công việc sản xuất và kinh doanh của họ, do đó sự trì trệ của xã hội là khó tránh khỏi. Cho nên có thể nói kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn minh của toàn thể nhân loại từ khi nó xuất hiện chứ không phải là của riêng hoặc là độc quyền của một hình thái kinh tế - xã hội nào. Đặc biệt, như C. Mác viết, trong nền kinh tế thị trường của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì việc tìm kiếm “lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này”(1). Trong nền kinh tế thị trường, rõ nhất là trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận là yếu tố trung tâm, là động lực tuyệt đối thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kinh tế thị trường là thành quả, là sản phẩm của sự phát triển của kinh tế toàn thế giới trải qua nhiều thế kỷ và được chủ nghĩa tư bản hiện đại nâng lên một tầm cao mới chứ không phải chỉ là sản phẩm của riêng chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường, kể cả nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại, không phải không có những hạn chế, những nhược điểm rất cơ bản, thậm chí cả những khuyết tật không dễ gì sửa chữa. Như C. Mác đã chỉ ra, quy luật tuyệt đối của các nhà tư bản là tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Nếu không thu được lợi nhuận tối đa thì chẳng có một nhà tư bản nào lại chịu bỏ vốn ra để sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo C. Mác, dưới chủ nghĩa tư bản, “lợi nhuận chỉ là hình thái thứ sinh, phái sinh và được biến đổi của giá trị thặng dư, là hình thái tư sản trong đó đã xóa hết những nguồn gốc của nó”(2), còn giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư “là biểu hiện chính xác của mức độ tư bản bóc lột sức lao động, hay mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân”(3). Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chính lao động thặng dư của người công nhân là nguồn gốc đem lại lợi nhuận và làm giàu cho nhà tư bản.

Như một quy luật, khi mà lợi nhuận kếch xù và sự giàu có tập trung về phía các nhà tư bản thì tất nhiên là sự khốn cùng và sự nghèo đói sẽ đổ dồn về phía những người lao động làm thuê, về phía những người vô sản. Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa kể cả ở giai đoạn hiện nay, của cải vẫn đang ngày càng tập trung về một phía, còn nghèo khó thì vẫn đổ dồn về phía người lao động. Ở đây, người lao động tuy là lực lượng chủ yếu làm ra của cải cho xã hội nhưng lại được hưởng rất ít thành quả do chính họ làm ra. Vì vậy, sẽ không quá nếu nói rằng, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người lao động không phải là mục tiêu hay đối tượng của sự phục vụ của nền kinh tế.

Thực tế ở những năm đầu thế kỷ XXI cho thấy sự bất công, tình trạng phân cực giàu nghèo khi trên thế giới hiện nay chỉ 1% người giàu nhưng đã chiếm tới 90% của cải của toàn xã hội. Năm 2017, trên toàn thế giới có tới 200 triệu người phải chịu cảnh thất nghiệp thường xuyên. Con số này hiện nay chắc chắn đã tăng cao hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa rằng, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dù hiện đại đến cỡ nào thì vẫn không thể giải quyết được tình trạng bất công, tình trạng phân cực giàu nghèo ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư