ĐỀ BÀI: Khi bàn về người tử tế, hầu hết các ý kiến cho rằng “Người tử tế là người tốt và là người có lối sống đẹp, có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay”. Nhưng không ít ý kiến cho rằng: “Đó chỉ là sự giả tạo hình thức” và nghi ngờ lòng tốt của người tử tế. Viết một bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về người tử tế trong các ý kiến trên.
DÀN Ý
– Nêu được vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hôm nay
– Giải thích hai ý kiến:
+ Ý kiến 1: Phẩm cách người tử tế: Người tốt- Sống đẹp là thước đo đánh giá, chuẩn mực về người tử tế
+ Ý kiến 2: Cái nhìn quan ngại về lòng tốt con người, người tử tế với cái mác “giả tạo”-> Phủ nhận về lòng tốt con người ( giả tạo hình thức: Sự dối trá, không xuất phát từ tâm)
-> Đánh giá chung: Hai ý kiến bàn luận trái chiều về người tử tế
– Bàn luận đi kèm chứng minh:
+ Ý kiến 1: Mang chiều hướng lạc quan về lòng tốt của con người, nó là tiêu chí đánh giá nhân phẩm con người (“có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay”) -> con đường tự hoàn thiện bản thân về nhân phẩm, đạo đức, giúp con người có mục tiêu phấn đấu, niềm tin hi vọng vào cuộc sống vẫn còn lòng tốt, sự yêu thương giữa con người với con người
+ Ý kiến 2: Cái nhìn tiêu cực về lòng tốt, mất niềm tin vào lòng tốt con người,nó không mang sự chân thành, xuất phát từ trái tim mà chỉ gán mác bề ngoài. Vì sao lại như vậy? (Bởi lẽ, thực trạng hiện nay nhiều người lợi dụng niềm tin mà sống với lòng tốt giả tạo nhằm vụ lợi cá nhân, làm đẹp cho chính bản thân mình….)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tuổi 17 tôi ngày ngày đến trường, được lĩnh hội bao nhiêu bài học kiến thức - bài học về tâm hồn. Nhưng có lẽ, vì tuổi 17 tôi vẫn nghĩ mình "lo cho chơi và học đã" và tôi vẫn chưa thấy được mình phải sống thế nào. May mắn! Một ngày cuối tháng 11, khi tôi cầm tờ đề thi trên tay, tôi đã giật mình về chính mình - về cách sống mà mình cần nhận thức học hỏi: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những doanh nhân tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác nhưng nhất thiết phải là người tử tế".
Trong cuộc đời có những thứ mà khi sinh ra bạn không thể lựa chọn cho mình: tình yêu, cha mẹ, tài năng... nhưng sẽ có những thứ khi bạn nỗ lực hết mình sẽ đạt được nó. Cố gắng nỗ lực hết mình sống với tâm huyết bạn sẽ trở thành "người lao động chân chính" được mọi người tôn trọng. Bạn cũng có thể trở thành "doanh nhân tầm cỡ" được mọi người nể phục. Bạn cũng có thể trở thành "nhà lãnh đạo xuất sắc", "những chính khách uyên bác" được mọi người tôn vinh, học hỏi. Nhưng, dù bạn trở thành ai, địa vị sau này bạn ở đâu thì cái quan trọng cuộc đời sẽ ghi nhận ở bạn đó là "người tử tế". Vậy theo bạn "người tử tế" ở đây là gì?
Hiểu một cách đơn giản "người tử tế" là người làm việc tốt, sống đúng, sống đẹp, sống có ý nghĩa, phù hợp với đạo đức, chuẩn mực của xã hội. "Người tử tế" phải là người sống thật với bản lĩnh của chính mình. Câu nói của PGS Văn Như Cương đã nhắc nhở chúng ta về lối sống tốt - sống đẹp ở đời.
Người tử tế là người sống đúng, sống đẹp ở đời. Chúng ta sinh ra sống với đôi mắt trời sinh nhưng đã bao giờ bạn cho đó là một món quà? Cuộc sống được đan dệt bởi những yêu thương. Bạn đã bao giờ mở rộng trái tim để đón lấy và trao đi những yêu thương? Tố Hữu đã từng nói: "Đã là con chim, chiếc lá/ Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không có trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Cho và nhận là điều ý nghĩa! Yêu thương là cội nguồn, căn cốt của sự sống. Lịch sử chẳng đã chứng minh tình yêu thương, tồn tại của người với người trong truyền thuyết Adam - Eva đó hay sao? Ở đời khi bạn nhận ra mình cần sống có ý nghĩa là lúc bạn biết mở rộng lòng mình với mọi người xung quanh. Biết yêu thương, cho đi - nhận lại là điều tuyệt vời. Khi bạn trao cho ai đó niềm vui, sự bất ngờ bạn sẽ nhận lại được những điều ý nghĩa. Bởi "Bàn tay trao hoa hồng bao giờ cũng vấn vương mùi hương".
Yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại vô hạn. Vì thế trong cuộc sống, hãy để bàn tay thơm thảo ướp hương tình người! Khi bạn biết giúp đỡ bà cụ ăn xin bằng vài đồng ăn sáng bạn sẽ thấy vui. Khi bạn biết nói "Con yêu mẹ" - bạn và mẹ sẽ rất hạnh phúc. Trong tình yêu, quan trọng không phải chúng ta sống bằng vật chất, tiền bạc mà sống bằng tình nghĩa, thủy chung son sắt. Và một chút nào đó, mọi người sẽ nhớ đến bạn: một trái tim sống ân nghĩa.
Tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện về hai thầy trò đi trên bãi cỏ xanh. Khi gặp người nông dân đang lặn dưới ao sâu. Cậu học trò nói: "Người đó để quên chiếc giày hay là mình giấu đi thử xem phản ứng của họ như thế nào". Người thầy giáo: "Thay vì em giấu đôi giày đó thì em hãy thử đặt một cọc tiền xu vào xem phản ứng của họ như thế nào". Cậu học trò nghe theo và khi người nông dân kia lên bờ nhìn thấy đôi giày có đồng xu. Ông lão reo lên: "Trời đã ban phúc cho ta. Hôm nay vợ con ta không phải nhịn đói nữa rồi". Bạn có biết rằng, khi cho đi là khi ta đã nhận lại niềm vui...
Người tử tế còn là người biết vượt qua hoàn cảnh để tỏa sáng. Cuộc sống không bao giờ trải sẵn thảm đỏ cho ta đi mà nó luôn là những sóng gió bất ngờ ập đến. Điều quan trọng đòi hỏi bạn phải có nghị lực sống vững bền, vượt qua hoàn cảnh. Pytago từng dạy ta: "Cõi đời hôn lên tôi nỗi đau thương/ Và đòi tôi phải đáp trả bằng lời ca tiếng hát". Cuộc sống là thế! Khi bạn vấp phải khó khăn đau thương, cần vượt qua hoàn cảnh sống bằng lời ca tiếng hát của chính mình. Sống lạc quan, có nghị lực vượt qua hoàn cảnh sẽ cho ta lối sống, bản lĩnh vững vàng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |