Mọi người giải đáp giúp e tính quy luật được thể hiện trong lịch sử phát triển công nghệ với ạ. E tìm hiểu không ra
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động sáng tạo, sản xuất, phổ biến, tiếp nhận các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ở nước ta đều chịu tác động của quy luật kinh tế thị trường. Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ phải đối mặt với thị trường, trả lời các câu hỏi của đời sống, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa ngày càng đa dạng, sinh động của các tầng lớp xã hội khác nhau. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của nhân dân tác động mạnh mẽ đến quá trình sáng tạo, sản xuất, quảng bá các sản phẩm này. Đây vừa là thời cơ để đội ngũ văn nghệ sĩ, những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này phát huy tài năng, sức sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của công chúng, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức trước sự biến đổi thường xuyên của nhu cầu văn hóa, nghệ thuật của công chúng. Công việc sáng tạo giờ đây không thể ngồi yên trên “tháp ngà” mà phải bám sát vào đời sống thực tiễn, đối diện thường xuyên với thị trường văn hóa. Mặt khác, mọi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đều vừa phải chú ý đến hiệu quả tư tưởng, thẩm mỹ, nghệ thuật, vừa phải chú ý cả về hiệu quả kinh tế - xã hội. Những người tham gia vào hoạt động trên lĩnh vực này cũng phải am hiểu quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh để tối ưu hóa hiệu quả sản phẩm của mình. Tính liên kết, sự hợp tác giữa các chủ thể sáng tạo, sản xuất, phổ biến, thụ hưởng các thành tựu sáng tạo ngày càng trở nên cần thiết để tạo nên chuỗi giá trị của sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Hàng loạt các khái niệm mới, thuật ngữ mới dần được tiếp nhận và đi vào đời sống văn hóa, nghệ thuật nước nhà, như công nghiệp văn hóa, văn hóa đại chúng, tiêu dùng văn hóa, thị trường văn hóa, thị trường sân khấu, thị trường điện ảnh, thị trường sách, thị trường tranh…
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng ta đã phê phán xu hướng thương mại hóa, chạy theo thị hiếu thấp kém, làm cho chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học, nghệ thuật bị suy giảm và đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp lớn để xây dựng, phát triển văn hóa, nhấn mạnh đến xây dựng, hoàn thiện pháp luật, các chính sách văn hóa, trong đó có chính sách kinh tế trong văn hóa, chính sách văn hóa trong kinh tế, chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chính sách khuyến khích sáng tạo… Đây là những chủ trương hoàn toàn đúng đắn để giải quyết những vấn đề mới của văn hóa, nghệ thuật thời kỳ đầu chuyển sang cơ chế thị trường. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã tổng kết lại quá trình thực hiện Nghị quyết này và bổ sung, phát triển các quan điểm lý luận mới về văn hóa trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014, của Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định một trong những mục tiêu cụ thể của sự nghiệp văn hóa là xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng ta đã nêu ra nhiệm vụ quan trọng là phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Trong nhiệm vụ này, Đảng ta đã nêu rõ yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác, phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, “có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa; tạo thuận lợi để các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg, ngày 8-9-2016 “Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, khẳng định các ngành công nghiệp văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học - công nghệ và bản quyền trí tuệ, khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa. Phát triển công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của Việt Nam, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường, được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng. Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Có thể nói, những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Chiến lược này nêu ra về cơ bản đã đáp ứng đúng và trúng nhu cầu phát triển của văn hóa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Công nghiệp văn hóa đã được nhìn nhận là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân hoạt động theo các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường, được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu chung của chiến lược là phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm: quảng cáo, kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế tiềm năng của Việt Nam.
Tuy nhiên, thời gian tới cần chú trọng hơn nữa đến các giá trị nhân văn, giá trị xã hội của công nghiệp văn hóa nói riêng cũng như các hoạt động văn hóa nói chung, cần nhận thức rõ, công nghiệp văn hóa vừa là một phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, vừa là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Sự gắn kết giữa nhân tố văn hóa và nhân tố kinh tế - kỹ thuật ở đây rất chặt chẽ. Phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà phải góp phần làm lành mạnh hóa đời sống tinh thần của xã hội, bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nuôi dưỡng đời sống tinh thần, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nếu không quan tâm đúng mức đến những vấn đề cơ bản và cốt lõi này thì sẽ dẫn đến tình trạng đánh mất “mục đích tự thân” của văn hóa, nghệ thuật mà còn biến văn hóa, nghệ thuật trở thành “phương tiện kiếm tiền” như C. Mác đã cảnh báo, biến sản phẩm văn hóa, nghệ thuật từ một sản phẩm hàng hóa đặc biệt trở thành loại hàng hóa vật chất phục vụ tiêu dùng hằng ngày như các sản phẩm thông dụng khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hạ thấp thiên chức xã hội của văn hóa, nghệ thuật.
Việc vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường vào trong hoạt động văn hóa, văn nghệ cần phải chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đối với các chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo, sản xuất, phổ biến và tiêu thụ các sản phẩm văn hóa, văn nghệ.
Cần vận dụng quy luật của sản xuất hàng hóa, như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh để nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường văn hóa, nghệ thuật. Sự kết hợp giữa các khả năng sáng tạo, khả năng kinh doanh, khả năng áp dụng khoa học - công nghệ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể tham gia trên thương trường văn hóa, nghệ thuật. Chất lượng của sản phẩm văn hóa, nghệ thuật không chỉ phụ thuộc vào sự sáng tạo của đội ngũ nghệ sĩ mà còn bao hàm cả khả năng marketing thị trường, khả năng quảng bá, phổ biến và kích thích sự tiêu dùng sản phẩm này của công chúng. Trong quá trình phát triển thị trường văn hóa, vai trò của đội ngũ nghệ sĩ, doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà khoa học về văn hóa, nghệ thuật ngày càng quan trọng và gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành chuỗi liên kết để tạo nên hợp lực trong phát triển; trong đó, cần chú ý hơn đến vai trò của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, của các công ty, các hãng phim, hãng sản phẩm băng hình và trò chơi điện tử, các trung tâm biểu diễn nghệ thuật… Việc phát triển các doanh nghiệp, doanh nhân có thương hiệu mạnh trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật sẽ tạo động lực quan trọng để xây dựng các “trụ cột” văn hóa, nghệ thuật trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chính đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp là những người vừa có tiềm năng kinh tế vừa có khả năng kết nối với đội ngũ nghệ sĩ và công chúng, tạo ra các sản phẩm văn hóa, văn nghệ mới để đưa ra thị trường.
Thứ hai, về công tác quản lý văn hóa, nghệ thuật trong cơ chế thị trường.
Trước hết, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển văn hóa. Hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển văn hóa phải hướng tới bảo đảm quyền văn hóa của công dân mà Hiến pháp năm 2013 đã quy định, đặc biệt là quyền sáng tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ văn hóa, văn nghệ. Nguyên tắc cơ bản của việc quản lý văn hóa, văn nghệ theo cơ chế thị trường là: 1- Nhà nước đặt hàng đối với các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ các mục tiêu chính trị, các sự kiện chính trị trọng yếu; 2- Nhà nước có chính sách khuyến khích sáng tạo, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đối với những lĩnh vực cần ưu tiên phục vụ lợi ích quốc gia, phát triển các trào lưu văn hóa, văn nghệ chủ đạo; trợ giúp những vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội thông qua các chính sách ưu đãi về tài chính, ngân hàng, thuế đất, thuế thu nhập…; 3- Nhà nước tạo hành lang pháp lý bình đẳng để các chủ thể tham gia sáng tạo, sản xuất, phổ biến các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, văn nghệ theo quy luật thị trường, bảo đảm vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân vừa đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể mà luật pháp cho phép; 4- Nhà nước sử dụng các biện pháp về kinh tế để hạn chế phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật không thiết yếu, không khuyến khích.
Như vậy, vấn đề xác định cụ thể từng đối tượng để đưa ra các chính sách và giải pháp điều tiết cụ thể thông qua đòn bẩy kinh tế là hết sức cần thiết để tạo động lực cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đồng thời, bảo đảm tính công bằng, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa, nghệ thuật. Đây cũng là cơ sở để góp phần nâng cao phúc lợi xã hội cho nhân dân trên lĩnh vực sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa, nghệ thuật ở nước ta hiện nay.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |