LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

"Lượm ơi còn không?". Câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

d. "Lượm ơi còn không?", câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
337
1
0
ttphugt
17/07/2021 21:18:48
+5đ tặng
Mình sẽ phân tích cả câu "Ra thế! Lượm ơi.... đến lượm ơi còn không? Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bị gãy đôi như tiếng nấc nghẹn ngào: Ra thế Lượm ơi! Đó là nỗi sửng sốt và xúc động đến nghẹn ngào, nhà thơ đã hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao nhiêu niềm tiếc thương cho chúng ta giống như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ vô cùng day dứt: Lượm ơi, còn không? Câu thơ tách riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả và sẽ mãi còn cùng với đất nước, quê hương. Chúc bạn học tốt!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chi
17/07/2021 21:25:41
+4đ tặng
Hai khổ thơ cuối điệp lại hai khổ thơ đầu. Kết cấu đầu đuôi tương ứng, câu hỏi tu từ "Lượm ơi còn không?" đã tạo ấn tượng hình ảnh Lượm còn sống mãi trong tâm trí mọi người, sống mãi trong lòng nhà thơ và sống mãi với quê hương.
0
0
+3đ tặng

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư