Trách nhiệm của học sinh trong nạn bạo hành trẻ em ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Xử lý tình huống bị bạn học trêu ghẹo
Bình thường trêu ghẹo cho vui và người bị trêu ghẹo không bị ức chế chưa được xem là bạo lực học đường. Tuy nhiên, khi hành vi trêu ghẹo diễn ra thường xuyên gây ức chế cho người bị trêu ghẹo thì đó cũng chính là hành vi bạo lực học đường.
Khi bị bạn trêu ghẹo, nếu cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt tình trạng này, các bạn cần phải bình tĩnh, lảng tránh đi ra nơi khác, không nên phản ứng gay gắt càng kích thích đối tượng trêu ghẹo. Dùng lời lẽ nhẹ nhàng yêu cầu không trêu ghẹo. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn cần phản ảnh đến giáo viên chủ nhiệm, với cha mẹ…
Tránh xử lý tiêu cực như nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp hoặc trêu ghẹo lại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
Ảnh minh họa tình huống bị trêu ghẹo.
2. Xử lý tình huống khi bị đe dọa dùng vũ lực
Đe dọa dùng vũ lực cũng là một trong những hành vi bạo lực học đường phổ biến, hành vi này thường do bạn học, người ngoài xã hội thực hiện nhằm ép buộc học sinh làm theo ý muốn của mình chẳng hạn như cung cấp tiền bạc, không được quan hệ giao tiếp với người khác hoặc phải “đốt trường”…
Khi bị đe dọa dùng vũ lực, bạn phải bình tĩnh tỏ thái độ phối hợp. Sau khi tạm thời thoát ra khỏi sự đe dọa của đối tượng cần phải báo ngay những người có trách nhiệm để ngăn chặn, chấm dứt đe dọa dùng vũ lực của các đối tượng.
Báo cáo với nhà trường để cùng gia đình phối hợp giải quyết. Nếu đối tượng là người ngoài xã hội, cần báo sự việc cho cảnh sát khu vực hoặc công an nơi gần nhất để ghi nhận sự việc và răn đe đối tượng.
Ngoài ra, để an toàn hơn cần phải bố trí phụ huynh đưa đón, tạm thời tránh mặt đối tượng. Nếu yêu cầu của đối tượng là đúng đắn, các bạn cần phải thực hiện đúng, nếu vô lý, ép buộc phải kiên quyết không thực hiện. Trường hợp nữ sinh lớp 8 ở Khánh Hòa nếu báo cho phụ huynh biết sự việc, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý chắc chắn sẽ không có sự việc đáng tiếc xảy ra.
3. Xử lý tình huống khi bị đánh đập
Đây là hình thức bạo lực khá phổ biến trong thời gian gần đây, có thể do đối tượng là nam hoặc nữ thực hiện với các phương thức đặc trưng khác nhau nhưng đều có điểm chung là đánh “hội đồng” hoặc “solo” nhưng có các đối tượng đứng ngoài đe dọa, hỗ trợ.
Các đối tượng nam khi thực hiện hành vi này thường sử dụng hung khí hoặc tay, chân đánh “hội đồng” gây thương tích nặng nề cho nạn nhân rồi mới có hình thức sỉ nhục nạn nhân. Các đối tượng nữ thường có hành vi đánh đập, xé quần áo, quay clip để sỉ nhục nạn nhân.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |