LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao đấu tranh giai cấp làm động lực phát triển xã hội?

Tại sao đấu tranh giai cấp làm động lực phát triển xã hội?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
214
1
0
Hằngg Ỉnn
23/07/2021 18:47:07
+5đ tặng

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp

Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ

bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát

triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.

Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, đỉnh cao của đấu tranh giai

cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội. Đấu tranh giai

cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp

nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu mà loài người đạt được

trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến

bộ xã hội... không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động.

Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai

cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì mục tiêu của nó là

thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội. Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu

tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị.

Sau khi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai

cấp cũng thay đổi. V.I.Lênin viết "Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của

giai cấp vô sản không thể giống như trước được"1. Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải biết cách sử

dụng tổng hợp mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này là giữ

vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã

hội, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây

dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ và văn minh. Vì vậy, trong khi khẳng định rằng "đấu tranh giai cấp tất

yếu dẫn đến chuyên chính vô sản", C. Mác cũng chỉ rõ: "bản thân nền chuyên chính này, chỉ là bước quá độ tiến

tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp"2.

Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu.

Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển,

thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành

động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của cácthế lực thù địch; bảo

vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Đồng thời

Đảng ta cũng khẳng định: Động lựcchủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh

giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội,

phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Đăng Mẫn
23/07/2021 18:47:31
+4đ tặng

CNDV lịch sử khẳng định động lực phát triển chân chính và chủ yếu nhất của lịch sử xã hội có giai cấp là đấu tranh cách mạng của các giai cấp bị áp bức, bị bóc lột chống lại các giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Cùng với thời gian, cuộc đấu tranh này sẽ phát triển tới đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Kết cục vật chất của những biến cố lịch sử phi thường này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất mới đối với các quan hệ sản xuất cũ, giải phóng và phát triển vượt bậc lực lượng sản xuất nói riêng, thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Vai trò động lực của đấu tranh giai cấp không chỉ thể hiện rõ nhất qua các cuộc cách mạng xã hội long trời lở đất, mà còn được triết học Mác-Lênin nhìn nhận dưới một loạt các khía cạnh dưới đây:

Thứ nhất, đấu tranh giai cấp còn là động lực phát triển xã hội trong thời bình. C.Mác nêu ví dụ điển hình ở nước Anh, rằng “… kể từ 1925 (nổ ra khủng hoảng “thừa” đầu tiên trong lịch sử phát triển TBCN – chú thích của chúng tôi), sự phát sinh và sử dụng máy móc chỉ là do kết quả của đấu tranh của các chủ xí nghiệp và công nhân” . Xét đến cùng thì điều đó vẫn đúng đối với cả cách mạng khoa – công nghệ trong điều kiện của CNTB hiện đại ngày nay.

Thứ hai, các cải cách xã hội tiến bộ nhất định mà các giai cấp thống trị lỗi thời thực hiện không phải là “ban ơn”, mà chính là kết quả đấu tranh bền bỉ của quần chúng lao động cùng với các lực lượng tiến bộ trong nước và trên thế giới.

Thứ ba, đấu tranh giai cấp đặc biệt để lại những dấu ấn sâu sắc trong lĩnh vực tinh thần tinh tế và nhạy cảm của đời sống xã hội là lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, và cũng là động lực mạnh mẽ của lĩnh vực này.

Thứ tư, đấu tranh giai cấp chẳng những có tác động cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng lỗi thời và phản động, mà còn cải tạo chính bản thân các giai cấp cách mạng.

Thứ năm, đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất của xã hội có giai cấp, nhưng là động lực mạnh mẽ nhất và trực tiếp nhất của xã hội có giai cấp. Các cuộc đấu tranh khác như đấu tranh dân tộc, đấu tranh tôn giáo… như nhận xét của Ăngghen – đều phản ánh ít nhiều đấu tranh giai cấp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Đại học mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư