Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo dục Công dân - Đại học
25/05 09:35:33

Trình bày các phẩm chất của người giáo viên tiểu học. Rút ra kết luận sư phạm đối với bản thân

Trình bày các phẩm chất của người GV tiểu học. Rút ra kết luận sư phạm đối với bản thân.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
193
1
0
Nguyễn Dương
25/05 09:37:12
+5đ tặng
Các phẩm chất của một giáo viên tiểu học bao gồm: 1. Kiến thức chuyên môn vững và rõ: Giáo viên cần có kiến thức sâu về các môn học mà mình giảng dạy để có thể truyền đạt hiệu quả cho học sinh. 2. Kỹ năng giảng dạy tốt: Giáo viên cần có khả năng truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu, hấp dẫn và tương tác tích cực với học sinh. 3. Yêu thương và tôn trọng học sinh: Giáo viên cần có tình yêu thương, sự quan tâm và tôn trọng đối với học sinh để tạo môi trường học tập tích cực. 4. Kỹ năng quản lý lớp học: Giáo viên cần biết cách quản lý lớp học, giữ trật tự và tạo điều kiện cho học sinh phát triển. 5. Sự kiên nhẫn và nhạy bén: Giáo viên cần có sự kiên nhẫn để giải quyết các vấn đề trong lớp học và sự nhạy bén để nhận biết và giúp đỡ học sinh có nhu cầu đặc biệt.

Kết luận sư phạm đối với bản thân: Để trở thành một giáo viên tiểu học xuất sắc, tôi cần không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học, cùng với tình yêu thương và sự kiên nhẫn để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của học sinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Việt Hưng
25/05 09:38:51
+4đ tặng
Có đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một trong những phẩm chất cơ bản đầu tiên. Phẩm chất này cần thiết ở mọi nghề chứ không riêng nghề giáo viên. Đạo đức trong nghề giáo có ý nghĩa quan trọng để bạn có thể trở thành một người giáo viên mẫu mực. Giáo viên cần có thái độ trung hòa, và là tấm gương cho học sinh noi theo. Bởi ở lứa tuổi này, hầu hết học sinh đều xem giáo viên của mình như thần tượng. Do đó, cách giáo viên xử sự với học sinh sẽ là những nét đẹp để các em ghi nhớ và noi theo. Không đối xử thiên vị, luôn cư xử công bằng và đặt mục tiêu giáo dục tiểu học lên hàng đầu, không chạy theo thành tích…



Là người “yêu nghề, mến trẻ”

Tính chất của nghề giáo cũng sẽ có những khó khăn, vất vả cần phải đối mặt. Do đó, nếu bạn không phải là người có nhiệt huyết với nghề thì sẽ rất áp lực. Khi bạn đam mê với nghề và làm việc với cái tâm của nhà giáo thì bạn mới có thể gần gũi và gắn bó với học sinh của mình. Bởi lẽ mục tiêu của ngành giáo dục tiểu học không chỉ là dạy kiến thức cho trẻ mà còn xây dựng nhân cách cho trẻ.

Là người có trách nhiệm

Tính trách nhiệm trong giáo dục là vô cùng cần thiết. Trách nhiệm cao sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Giáo viên có trách nhiệm sẽ có những phương pháp để theo sát, nắm bắt tình trạng học lực, tính cách và tâm lý của từng học sinh. Từ đó có những phương pháp dạy học phù hợp nhất với các em. Người có trách nhiệm sẽ luôn tự trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình để mang đến cho học sinh những kiến thức hay nhất.
Kết luận :


- Rèn luyện phương pháp tư duy (tư duy độc lập, tư duy phê phán và tư duy sáng
tạo - một điểm đang yếu trong giảng dạy hiện nay).
- Bồi dưỡng tâm hồn trong sáng (bao hàm cả việc giáo dục lý tưởng, lẽ sống,
đạo đức) cho các em. Phải “chắp cánh” ước mơ cho các em bay cao, bay xa...
Trong mỗi bài giảng, đều nhất thiết phải có được cái mới trên những mức độ
khác nhau để đạt được yêu cầu về cả 3 mặt đó. Tri thức mới, như “vật liệu xây
dựng”. Phương pháp tư duy tựa như “cách thiết kế ngôi nhà”. Chỉ có vật liệu mà
không biết cách làm thì cũng như không. Song, nếu có vật liệu, biết cách xây dựng,
mà không chịu / muốn / dám / say mê làm thì cũng vô dụng; nghĩa là không có tâm
hồn hay tâm hồn bệnh hoạn, méo mó thì cũng hỏng.
Trong 3 mặt trên, xét về tầm quan trọng của yêu cầu giáo dục, thìbồi dưỡng tâm
hồn là cái “gốc”, bởi vậy nên chúng ta mới đề ra khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học
văn”. Và “học lễ” thông qua “học văn”, bởi “văn dĩ tải đạo”, nghĩa là thông qua dạy
chữ mà dạy người. Đương nhiên không phải sống sượng “lắp ghép” 3 mặt với nhau.
Thực hiện tốt yêu cầu của cả 3 mặt đó đòi hỏi người dạy phải cónghiệp vụ và năng
lực, năng khiếu sư phạm nhất định. Chính vì vậy mà sư phạm không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Giáo dục Công dân mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo