Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Xem xét bản chất của nhà nước chủ nô phải xuất phát từ cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của xã hội chiếm hữu nô lệ. Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Quan hệ này dựa trên cơ sở của sự chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và người lao động là nô lệ.
Cơ sở xã hội của xã hội chiếm hữu nô lệ do chính cơ sở kinh tế quy định. Vì thế, kết cấu giai cấp của xã hội gồm có hai giai cấp chính là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị mặc dù chỉ là thiểu số trong xã hội nhưng nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội và cả bản thân người lao động là nô lệ. Giai cấp nô lệ mặc dù chiếm đại đa số trong xã hội nhưng do không có tư liệu sản xuất trong tay và không làm chủ ngay cả chính bản thân mình nên họ hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp chủ nô cả về thể xác và tinh thần. Nô lệ không được coi là người mà chỉ là “công cụ biết nói” của chủ nô, chủ nô có toàn quyền đối với nô lệ với vai trò là một chủ sở hữu đích thực, họ có thể bán nô lệ, cho, tặng nô lệ… nô lệ thực chất chỉ là một thứ tài sản của chủ nô. Bên cạnh hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, xã hội chiếm hữu nô lệ còn những giai cấp và tầng lớp xã hội khác như: nông dân tư hữu, những người thợ thủ công, những người buôn bán…Những người này về thân phận địa vị của họ trong xã hội không thấp kém như nô lệ nhưng so với giai cấp chủ nô họ có địa vị rất thấp và cũng chịu sự chi phối của giai cấp chủ nô.
Cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp xã hội đã quy định bản chất của nhà nước chủ nô. Dưới góc độ bản chất giai cấp, nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp chủ nô, duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối với nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với nô lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Nghiên cứu chế độ nô lệ trên thế giới, C.Mác và Ph. Ăngghen đã căn cứ vào những đặc điểm cụ thể để phân biệt chế độ nô lệ cổ điển và chế độ nô lệ phương đông cổ đại.
Chế độ nô lệ cổ điển (hay còn gọi là chế độ nô lệ Hy – La) được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong loại hình xã hội này nô lệ chiếm số lượng đông đảo trong xã hội và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, mà thực chất là cho chủ nô. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ biến và điển hình.
Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại hay còn gọi là chế độ nô lệ gia trưởng là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc. Trong chế độ này, nô lệ không phải là lực lượng lao động chính, sản xuất ra của cải, hàng hoá cho chủ nô mà hầu hết làm công việc trong nhà. Lực lượng lao động chính của xã hội là các thành viên công xã nông thôn (nông nô), về địa vị xã hội, họ tự do hơn so với nô lệ, tuy nhiên họ vẫn chịu sự áp bức, bóc lột của chủ nô.
Tuy nhiên, bên cạnh tính giai cấp, trong một chừng mực nhất định nhà nước chủ nô cũng có một vai trò xã hội nhất định, các nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương đông, xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng, hay hoạt động phát triển kinh tế, thương mại ở Hy lạp…
Các đặc trưng của mỗi loại hình chế độ chiếm hữu nô lệ trên được phản ánh trong chức năng, bộ máy, hình thức của các nhà nước chủ nô tương ứng. Tuy có những nét riêng biệt khác nhau, nhưng ở góc độ chung nhất các nhà nước chiếm hữu nô lệ đều là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô, bảo đảm sự thống trị của giai cấp chủ nô, đồng thời nó còn là tổ chức để tự vệ, tổ chức các công trình công cộng.
Nhà nước chủ nô cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:
– Tính giai cấp
Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với nô lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.
C.Mác và Ăng ghen đã căn cứ vào những đặc điểm cụ thể để phân biệt chế độ nô lệ phương tây cổ điển và chế độ nô lệ phương Đông cổ đại.
+ Chế độ nô lệ phương tây cổ điển hay còn gọi là chế độ nô lệ Hy – La Được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong loại hình xã hội này nô lệ chiếm số lượng đông đảo trong xã hội và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội mà thực chất là cho chủ nô. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ biến và điển hình.
+ Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại hay còn gọi là chế độ nô lệ gia trưởng là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc.
Trong chế độ này luôn lệ không phải là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải hàng hóa cho chủ lô mà hầu hết là làm công việc trong nhà. Lực lượng lao động chính của xã hội là các thành viên công xã nông thôn (nông nô) về địa vị xã hội họ tự do hơn so với nô lệ tuy nhiên họ vẫn chịu sự áp bức bóc lột của chủ nô.
– Tính xã hội
Các nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông, xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng, hay hoạt động phát triển kinh tế thương mại ở Hy Lạp.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |