Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, phân tích nỗi nhục của lũ vua quan bán nước trong Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14

a.     Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nỗi nhục của lũ vua quan bán nước trong “Hoàng Lê nhất thống chí” hồi thứ 14. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và một trợ từ, gạch chân chú thích.
mik cần gấp ạ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
488
2
0
Nguyễn Nguyễn
08/08/2021 12:39:00
+5đ tặng

Tướng Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 10 vạn quân qua cửa ải, vượt núi băng rừng ngày đi đêm nghỉ thẳng tiến về Thăng Long trong thế thừa thắng dễ dàng, không hề gặp một sự chống cự nào của đối phương. Chính vì thế Tôn Sĩ Nghị và tướng sĩ kiêu căng, chủ quan coi thường người Nam. Tướng tá “ngày ngày chơi bời tiệc tùng, không hề để ý gì đến việc quân”, quân lính không có kỉ luật đi lại lung tung. Chúng còn huênh hoang khoác lác tuyên bố sẽ kéo quân vào tận sào huyệt Tây Sơn bắt sông quân tướng Nguyễn Huệ. Chính người cung nhân cũ của Thái hậu cũng nhận thấy thái độ chủ quan khinh địch của Tôn Sĩ Nghị.

Vì thế khi quân Tây Sơn tiến đánh, quân tướng nhà Thanh không kịp trở tay và thất bại thảm hại. Khi chạm trán với quân Tây Sơn, quân Thanh “trông thấy bóng đã bỏ chạy”, nhưng chúng vẫn bị quân Tây Sơn “bắt sống hết, không tên nào trốn thoát”, ởlàng Hà Hồi, bị bao vây, quân Thanh “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết”. Đồn Ngọc Hồi, trước sức tấn công như vũ bão của quân ta “quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”. Tên thái thú sầm Nghi Đống đã tự thắt cổ chết. Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” nhằm hướng bắc mà chạy. Hàng vạn quân lính bỏ chạy tán loạn, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết đến nỗi nước sông Nhị Hà bị tắc nghẽn không chảy được.

Bên cạnh hình ảnh thảm hại của bọn cướp nước là hình ảnh đớn hèn nhục nhã của Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước. Chúng rước quân Thanh sang tiêu diệt Tây Sơn, nhưng chúng không ngờ quân Thanh sang xâm lược nước ta, bắt chúng “đương lấy” việc dẹp quân Tây Sơn, còn quân Thanh chỉ “lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thếsuông để mà doạ dẫmmà thôi”. Lê Chiêu Thống đã thân hành đến doanh trại để cầu xin Tôn Sĩ Nghị xuất quân. Đến khi quân tướng nhà Thanh tháo chạy, Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước cũng chạy lên phía bắc hòng theo gót bọn ngoại bang, cầu xin sự che chở. Cuộc “hội ngộ” của Thông và Nghị ở cửa ải phía Bắc càng thể hiện rõ sự thất bại thảm hại của thầy lẫn tớ. Trong lời từ biệt, chủ tớ cùng nói lời sĩ diện hảo, Thống “xin ở lại đất nước thu nhặt dân binh, để tính việc nổi lên chuyến khác”. Nghị thì hứa: “Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa thôi”.

Đối lập với hình ảnh thảm hại của bọn cướp nước và bè lũ vua quan bán nước là hình ảnh oai hùng hiên ngang của người anh hùng Nguyễn Huệ. Lần thứ ba, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh tan hơn mười vạn quân xâm lược nhà Thanh. Trước khi cất quân đánh dẹp quân giặc, Nguyễn Huệ đã “tế cáo trời đất cùng các thần sông thần núi” lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Huệ tổ chức lại quân đội, sai tướng ở Nghệ An kén lính và chưa mấy lúc đã có hơn một vạn quân tinh nhuệ. Quân đội được tổ chức chặt chẽ chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu còn lính mới tuyển thì làm trung quân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
dogfish ✔
08/08/2021 15:51:55
+4đ tặng

“Hoàng Lê nhất thống chí” một tác phẩm văn xuôi ghi lại những sự kiện lịch sử cụ thể và sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh. Tác phẩm là một bức tranh khái quát rộng lớn về những rối ren lục đục, những thối nát đồi bại trong cung vua, phủ chúa. Hồi thứ 14 của tác phẩm đã kể lại cuộc xâm lược của giặc Thanh, sự thảm hại của chúng cùng bè lũ tay sai bán nước, đồng thời ca ngợi tài quân sự của anh hùng Nguyễn Huệ.

Nước ta, một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn, dân tộc liên tục đứng lên chống bọn xâm lược phương Bắc. Lịch sử đã ghi những chiến công oanh liệt: chống Tống, đánh Nguyên, diệt Minh...

Tướng Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 10 vạn quân qua cửa ải, vượt núi băng rừng ngày đi đêm nghỉ thẳng tiến về Thăng Long trong thế thừa thắng dễ dàng, không hề gặp một sự chống cự nào của đối phương. Chính vì thế Tôn Sĩ Nghị và tướng sĩ kiêu căng, chủ quan coi thường người Nam. Tướng tá “ngày ngày chơi bời tiệc tùng, không hề để ý gì đến việc quân”, quân lính không có kỉ luật đi lại lung tung. Chúng còn huênh hoang khoác lác tuyên bố sẽ kéo quân vào tận sào huyệt Tây Sơn bắt sông quân tướng Nguyễn Huệ. Chính người cung nhân cũ của Thái hậu cũng nhận thấy thái độ chủ quan khinh địch của Tôn Sĩ Nghị.

Vì thế khi quân Tây Sơn tiến đánh, quân tướng nhà Thanh không kịp trở tay và thất bại thảm hại. Khi chạm trán với quân Tây Sơn, quân Thanh “trông thấy bóng đã bỏ chạy”, nhưng chúng vẫn bị quân Tây Sơn “bắt sống hết, không tên nào trốn thoát”, ởlàng Hà Hồi, bị bao vây, quân Thanh “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết”. Đồn Ngọc Hồi, trước sức tấn công như vũ bão của quân ta “quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”. Tên thái thú sầm Nghi Đống đã tự thắt cổ chết. Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” nhằm hướng bắc mà chạy. Hàng vạn quân lính bỏ chạy tán loạn, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết đến nỗi nước sông Nhị Hà bị tắc nghẽn không chảy được.

Bên cạnh hình ảnh thảm hại của bọn cướp nước là hình ảnh đớn hèn nhục nhã của Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước. Chúng rước quân Thanh sang tiêu diệt Tây Sơn, nhưng chúng không ngờ quân Thanh sang xâm lược nước ta, bắt chúng “đương lấy” việc dẹp quân Tây Sơn, còn quân Thanh chỉ “lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thếsuông để mà doạ dẫmmà thôi”. Lê Chiêu Thống đã thân hành đến doanh trại để cầu xin Tôn Sĩ Nghị xuất quân. Đến khi quân tướng nhà Thanh tháo chạy, Lê Chiêu Thống cùng bè lũ bán nước cũng chạy lên phía bắc hòng theo gót bọn ngoại bang, cầu xin sự che chở. Cuộc “hội ngộ” của Thông và Nghị ở cửa ải phía Bắc càng thể hiện rõ sự thất bại thảm hại của thầy lẫn tớ. Trong lời từ biệt, chủ tớ cùng nói lời sĩ diện hảo, Thống “xin ở lại đất nước thu nhặt dân binh, để tính việc nổi lên chuyến khác”. Nghị thì hứa: “Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa thôi”.

Đối lập với hình ảnh thảm hại của bọn cướp nước và bè lũ vua quan bán nước là hình ảnh oai hùng hiên ngang của người anh hùng Nguyễn Huệ. Lần thứ ba, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh tan hơn mười vạn quân xâm lược nhà Thanh. Trước khi cất quân đánh dẹp quân giặc, Nguyễn Huệ đã “tế cáo trời đất cùng các thần sông thần núi” lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Huệ tổ chức lại quân đội, sai tướng ở Nghệ An kén lính và chưa mấy lúc đã có hơn một vạn quân tinh nhuệ. Quân đội được tổ chức chặt chẽ chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu còn lính mới tuyển thì làm trung quân.

Nguyễn Huệ - một vị tướng mưu lược có tài cầm quân, ta hãv nghe lời tâu của người cung nhân cũ, một người xem Nguyễn Huệ ỉà “giặc “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh.,, ẩn hiện như quỉ thần, không ai có thể lường biết... Thấy hắn trỏ tay đưa mắt ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét”.

Đúng vậy, Nguyễn Huệ - một người chỉ huy có đầy đủ bản lĩnh trong chiến đấu, trước khi xuất quân ông đã quả quyết với tướng lĩnh: “lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh- đã có tính sẵn chẳng qua mươi ngày có thểđuổi được quân Thanh”. Và Nguyền Huệ đã hứa: “hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các người nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác”. Lời hứa dứt khoát, tự tin và đúng như vậy, cuộc tiến quân thần tốc: tối 30 tháng chạp mở tiệc khao quân lên đường, mồng 5 năm mới đã vào Thăng Long trong tiếng reo hò đại thắng của quân sĩ.

Các tác giả cũng kể lại cách đánh rất thần tình của Nguyễn Huệ như tìm cách phô trương thanh thế lúc ban đầu làm cho giặc khiếp sợ phải xin hang, khi thì dùng nghi binh làm cho chúng hoang mang hoảng loạn. Nguyễn Huệ còn sáng tạo những cách đánh rất tài tình như dùng ván ghép lại, bên ngoài dùng rơm đắp nước phủ kín, các cảm tử quân xông lên giáp lá cà để giết giặc.

Trong trận chiến, người chỉ huy ấy luôn luôn xông pha nơi hiểm yếu, “cỡi voi đi đốc thúc” quân lính. Với quân sĩ, Nguyễn Huệ là người tướng biết khích lệ động viên họ trong chiến đấu. Ông khêu gợi lòng căm thùgiặc, niềm tự hào về ông cha đã bao đời thắng giặc ngoại xâm, kêu gọi binh sĩ đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Đối với tướng dưới quyền như Ngô Văn Sở... đã bỏ Thăng Long rút quân về Tam Điệp, ông không quở phạt. Vì thế tướng sĩ trên dưới một lòng, quân đội kỉ luật nghiêm minh, tuyệt đối tin tưởng ở người cầm quân.

Nguyễn Huệ không những là nhà quân sự thiên tài mà còn là nhà chính trị, nhà ngoại giao có tầm nhìn xa trông rộng. Khi tiến đánh quân Thanh, ông cũng đãnghĩ đến mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung. Ông trù tính trước: bị thua trận chúng “ắt phải làm thẹn mà lo việc báo thù”, lúc ấy Ngô Thì Nhiệm sẽ là người dùng lời lẽ khéo léo ngoại giao để dẹp cảnh binh đao.

Câu chuyện lịch sử được ghi chép lại bằng những chi tiết cụ thể, sinh động và hấp dẫn. Trước những chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ, các tác giả đã ca ngợi người anh hùng của dân tộc. Hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ mãi mãi là ngôi sao sáng chói trong lịch sử dân tộc ta.

1
0
Tâm Như
08/08/2021 17:02:49
+3đ tặng

Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì. Sự nghiệp văn chương của nhóm tác giả này nổi bật và tiêu biểu nhất với Hoàng Lê nhất thống chí, cuốn lịch sử chương hồi nổi tiếng. Tác phẩm khái quát lại một giai đoạn, thời kỳ lịch sử với những biến cố đầy biến động từ khi chúa Trịnh Sâm lên ngôi đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà.

Hồi thứ mười bốn đã khắc họa một cách chân thực về sức mạnh, tinh thần quật khởi của dân tộc ta trước cảnh thù trong giặc ngoài cùng với chiến công lừng lẫy của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Cuối năm 1788, đầu năm 1789, Lê Chiêu Thống đã kéo 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị đứng đầu sang xâm chiếm nước ta. Ngày 22 tháng 11, Tôn Sĩ Nghị đã đóng chiếm được Thăng Long, tướng Ngô Văn Sở rút lui về Tam Điệp để chống đỡ.

Trước hoàn cảnh đó, Nguyễn Huệ thể hiện như một người anh hùng của toàn thể dân tộc. Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế vào ngày 25, "tế cáo đất trời cùng các non sông, thần núi" rồi đưa quân ra Bắc. Ông cũng tuyển chọn những đội quân tinh nhuệ và có tinh thần yêu nước, kháng chiến để tham gia chiến đấu giữ gìn, bảo vệ đất nước.

Ngày 30 tháng Một, Nguyễn Huệ mở tiệc thiết đãi quân nhân, dự định vào ngày mồng bảy thì vào thành để mở tiệc mừng. Có thể thấy rằng Nguyễn Huệ là một con người có hành động quyết đoán, mạnh mẽ, có tư duy lớn trong việc nhận biết tình hình của ta và của địch. Ông cũng là người nhìn xa trông rộng, biết địch biết ta, tài thao lược vô cùng tài giỏi. Những dự định trong cuộc kháng chiến được Nguyễn Huệ tiên đoán như một vị thần.

Trong kháng chiến, hình tượng người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ hiện lên với tư thế, tầm vóc lớn lao, oai phong. Quân Thanh khi vừa thấy bóng dáng nhà vua đã chạy tán loạn tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, quân ta vây kín làng rồi bắc loa thông báo khiến quân Tanh "ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết"; mùng 5 Tết tiến đến Ngọc Hồi, nhà vua đã sai quân lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm làm một, lấy rơm nước phủ lại, cứ mười người một bức, lưng giắt dao ngắn, cùng với đó là hai mươi người cầm binh khí dàn thành chữ "nhất" tiến vào đồn.

Trước tình thế đó, mọi sự phản công của kẻ thù đều vô hiệu hóa. Quân Thanh đã tự hại mình khi dùng những súng ống phun khói làm cho quân ta lung lay, rối ren nhưng lại tự "gậy ông đập lưng ông" đối với chiến thuật này. Ngay lập tức, Nguyễn Huệ đã sai đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên phía trước, gươm giáo chạm nhau thì vứt ván xuống đất, lấy dao ngắn mà chém. Trận chiến kết thúc với hình ảnh "quân Thanh thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại".

Quang Trung cưỡi voi vào thành Thăng Long để giải phóng toàn dân tộc vào trưa ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu.

Trước tình cảnh ấy, quân Thanh thua thảm hại khi mừng vui yến tiệc, không lo việc lớn. Việc tác giả miêu tả cụ thể, chi tiết, sống động hình ảnh quân Thanh bị thua tan tác, chạy loạn đã thể hiện rõ sự thất bại đến thảm hại của quân Thanh. Hoàn toàn ngược lại trước sự thua trận của quân Thanh, quân ta mạnh mẽ, như "tướng ở trên trời xuống, quân dưới đất chui lên".

Sự khắc họa về cảnh thua trận đến thảm hại của quân tướng nhà Thanh được Ngô gia văn phái miêu tả rất rõ. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, cứ nhằm hướng Bắc chạy. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử, quân nhà Thanh đều "hoảng hồn, tan tác bỏ chạy" khắp nơi, tranh nhau xô đẩy xuống sông, giẫm đạp lên nhau mà chết. Lê Chiêu Thống cũng vội vã bỏ chạy, cướp thuyền để đi.

Đoạn trích Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí là một đoạn trích đặc sắc, hay và độc đáo, vô cùng sinh động. Có rất nhiều những điểm nhấn về nghệ thuật đáng lưu ý trong đoạn trích, góp phần làm nổi bật được nội dung câu chuyện. Giọng điệu lúc nhanh lúc chậm thể hiện sự biến đổi linh hoạt trong cách kể chuyện khiến người đọc như đang sống trong từng trang văn của cuộc kháng chiến hào hùng do Quang Trung - Nguyễn Huệ thao lược.

Cùng với đó là việc khắc họa hình tượng nhân vật với những nét nổi bật, đặc sắc. Tướng vua tôi Lê Chiêu Thống cùng lũ quân Thanh đều thất bại thảm hại. Trong khi đó, hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ hiện lên với tư tưởng, tầm vóc hiên ngang, bất khuất.

Đoạn trích "Hồi thứ mười bốn" của Hoàng Lê nhất thống chí cho ta thấy được những âm mưu tàn độc của quân xâm lược đối với dân tộc ta. Đoạn trích cũng cho ta thấy được vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết dân tộc và tài thao lược, mưu tính tuyệt vời của một con người kiệt xuất vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×