Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nghệ thuật phân hóa kẻ thù của Đảng trong giai đoạn 1945 - 1946

Phân tích nghệ thuật phân hóa kẻ thù của Đảng trong giai đoạn 1945- 1946?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.079
1
0
Hằngg Ỉnn
09/08/2021 20:37:06
+5đ tặng

Tư tưởng “thêm bạn, bớt thù” chỉ có thể thực hiện trên cơ sở xác định đúng mâu thuẫn vì nhận thức đó sẽ giúp người cách mạng xác định đúng nhiệm vụ, xác định chính xác những lực lượng nòng cốt của cách mạng. Với nhãn quan chính trị sắc bén và tinh thần dân tộc cao cả, Hồ Chí Minh xác định mâu thuẫn xã hội bằng cách đặt các quyền dân tộc cơ bản: độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ lên trên hết. Từ đó, Người nhận ra mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật trong xã hội Việt Nam luôn là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thế lực đế quốc xâm lược và vì vậy, kẻ thù chính yếu của nhân dân Việt Nam là đế quốc cướp nước, áp bức bóc lột dân ta.      

Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”(1). Đó là nguyên tắc chung của mọi cuộc cách mạng, đối với một dân tộc nhỏ lại phải đối đầu với các kẻ thù mạnh và thâm độc thì việc “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết” càng trở nên cấp thiết.

Với sự thông tuệ, V.I.Lê-nin từng chỉ dẫn kế sách: “Chỉ có thể thắng một kẻ thù mạnh hơn bằng một nỗ lực hết sức lớn và với một điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỷ mỷ..., hết sức khôn khéo bất cứ một “rạn nứt “bé nhỏ giữa các kẻ thù... cũng như phải lợi dụng mọi khả năng dù bé nhỏ nhất để có được một bạn đồng minh mạnh về số lượng, dù đó là bạn đồng minh tạm thời, bấp bênh, ít chắc chắn và ít tin cậy”(2).       

Không chỉ thâu thái và thấm nhuần những chỉ dẫn đó, Hồ Chí Minh còn phát triển thêm những phương cách mới phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam để rồi tư tưởng “thêm bạn, bớt thù” của Người đi vào thực tiễn cách mạng với những chủ trương hết sức linh hoạt và phong phú như lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù; nhân nhượng có nguyên tắc để lôi kéo đồng minh; phân biệt chính phủ hiếu chiến với nhân dân yêu chuộng hòa bình của nước đối phương; độ lượng, khoan dung, lôi kéo những người con của dân tộc đã lầm lạc đi theo đế quốc... Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, “thêm bạn, bớt thù” vừa là tư tưởng trong dạng thức các luận điểm lý luận, vừa là phương pháp với tư cách là “là hợp điểm giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhận thức và hành động”(3), vừa là nghệ thuật khi phương pháp đã đạt tới sự uyển chuyển để mang lại những hiệu quả to lớn,... Tất cả đã hòa quyện làm một để khắc họa nhân cách, tài năng, bản lĩnh kiệt xuất Hồ Chí Minh.           

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Anh Daoo
09/08/2021 20:37:42
+3đ tặng
Ngày 2/9/1945 nước VNDCCH được khai sinh, đó là một sự kiện trọng đại có tính chất mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Nhưng trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ vấn đề bảo vệ và củng cố chính quyền non trẻ là hết sức gay go, phức tạp và nan giải. Bởi vì chính Lênin - lãnh tụ thiên tài của CMTG đã từng dạy rằng :"Giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền ấy còn là một việc khó khăn gấp bội". Do đó, đối với chúng ta việc bảo vệ và củng cố chính quyền non trẻ là cả một đường lối chiến lược quan trọng, là vấn đề trung tâm sau khi CMT8 thành công. Nhưng bảo vệ bằng cách nào? từng khó khăn trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đó chính là vấn đề sách lược.
Với chúng ta, CMT8 thành công, ta đã giành được chính quyền. Như thế không có nghĩa là chúng ta đã thành công trọn vẹn, bởi vì ngay từ đầu tháng 9/1945 chúng ta đã đứng trước những thử thách hiểm nghèo, ngàn cân treo sợi tóc: thù trong giặc ngoài, tất cả cùng một lúc ồ ạt tiến công từ nhiều phía nhằm bóp chết chính quyền non trẻ và tiêu diệt nước VNDCCH vừa mới ra đời. Giặc đói, giặc dốt và sự khánh kiệt về ngân khố quốc gia trong khi chúng ta rất cần tiền bạc để chi tiêu trong công cuộc đối ngoại. Những kẻ thù của CM là bọn Việt quốc, Việt cách không chấp nhận chúng ta. Chúng nổi lên ở khắp nơi, nhất là ở miền ngược, nhưng bao trùm và nổi bật là ở hai đầu Bắc - Nam là hai kẻ thù cực kỳ nguy hiểm: hơn 20 vạn quân Tưởng ngông nghênh và láo xược kéo vào miền Bắc. Chúng hạch sách đủ điều về kinh tế, chính trị, làm rối loạn thị trường, xã hội, an ninh. Đằng sau chúng là quân Mỹ đang có mặt ở Trung Hoa; còn trong Nam núp sau quân Anh là bọn thực dân Pháp. Tướng Lơcléc đã chỉ huy quân Pháp tràn vào Sài Gòn và đang thương lượng với Anh để thế chân Anh. Hàng ngàn quân Nhật còn nấn ná lại làm tay sai cho Pháp. Vì thế ngỳ 23/9/1945 quân Pháp đã nổ súng muốn phá vòng vây Sài Gòn chiếm các vùng lân cận. Như vậy, đất nước ta ở đâu cũng có bóng giặc, ở đâu cũng có kẻ thù, nhưng mỗi kẻ thù có những mức độ nguy hiểm khác nhau. Chúng có thể khác nhau về màu da, ngôn ngữ, khác nhau về phương pháp, thế trận, khác về cách tổ chức, thực hiện... Thế nhưng có chung một điểm đó là muốn bóp chết Nhà nước Việt Nam non trẻ ngay trong trứng nước. Giặc đói, giặc dốt và nghèo chúng ta có thể khắc phục cả trước mắt lẫn lâu dài, và đó là công việc nội bộ vì chúng ta có nó, có biết chữ và có một ngân khố nhất định thì mới có sức mạnh để đánh kẻ thù. Nhưng cùng một lúc chúng ta không thể đánh cả hai: Tưởng và Pháp. Vấn đề là phải lựa chọn và có sách lược nhân nhượng từng kẻ thù. Với ta quân Tưởng vào miền Bắc là hợp pháp, cho nên bắt buộc chúng ta phải thoả mãn những yêu sách của chúng về kinh tế, cung cấp lương thực thực phẩm nuôi đủ hơn 20 vạn quân Tưởng trong khi dân ta đang chết đói đầy đường. Tệ hại hơn, chúng giúp đỡ bọn Việt cách làm náo loạn chính trường. Tưởng đòi ta phải nhường cho bọn tay chân 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ. Trong tình thế ấy, Pháp đã chính thức đưa thêm quân vào Nam Bộ và đang mở rộng đánh chiếm lên Nam Trung Bộ. Trước sau Pháp sẽ tiến quân ra Bắc. Tình thế đặt chúng ta trước một sự lựa chọn hoặc cùng một lúc đánh cả Tưởng lẫn Pháp, quét chúng ra khỏi đất nước, hoặc đánh từng kẻ thù một. Phân tích tình thế, chính phủ ta lựa chọn giải pháp hoà Tưởng ở miền Bắc đánh Pháp ở trong Nam nhưng muốn hoà được Tưởng thì phải nhân nhượng, phải chấp nhận những yêu sách láo xược của chúng nhất là về chính trị. Chúng ta đã chấp nhận và khôn khéo tránh tất cả những vụ xung đột để Tưởng không thể gây chiến tranh ở miền Bắc, vì sức ta còn non yếu, đang tập trung lực lượng để kìm chân Pháp ở trong Nam, trừ một điều không thể đáp ứng được đó là giải tán Chính phủ, giải tán Đảng cộng sản, ta đã khôn ngoan đón Hà ứng Khiêm với tư cách chủ nhà có chủ quyền với các khẩu hiệu: Việt - Hoa hữu hảo, Chính phủ HCM của người Việt Nam, đồng thời bọn Việt cách, Việt quốc được tham gia Quốc hội, miễn là ta bảo đảm được nguyên tắc: Đảng cộng sản lãnh đạo. Do vậy, chúng không thể phá hoại chính phủ, cho nên chúng ta đã tập trung mọi lực lượng đánh Pháp và giam chân chúng ở Nam Bộ, hơn nữa ta có điều kiện yên bình tương đối để khắc phục nạn đói, nạn dốt và nghèo khổ (từng bước). Hai việc này tiến hành song song, tranh thủ và gấp rút. Chúng ta đã phát động tiết kiệm "lá lành đùm lá rách" để cứu vớt đồng bào bị đói. Ngay HCT cũng làm gương: 10 ngày nhịn một bữa lấy gạo ủng hộ đồng bào nghèo, đồng thời khắc phục nhanh chóng việc sản xuất, chống hạn hán, lũ lụt nên nạn đói dần dần bị đẩy lùi.
Phong trào "Bình dân học vụ" phát triển khắp miền Bắc: hơn 80 vạn người đến các lớp học ban đêm, cho nên trong suốt những tháng đầu 1946 dân ta nô nức xóa nạn mù chữ, cả ở miền ngược lẫn miền xuôi. Ngân khố quốc gia quá nghèo nàn xơ xác, Đảng và chính phủ đã dựa vào dân để khắc phục bằng cách quyên góp "Tuần lễ vàng, tuần lễ bạc", mua tín phiếu ủng hộ Chính phủ. Vì thế, chỉ trong hai tuần lễ, đồng bào cả nước đã góp cho Chính phủ 372 kg vàng và 22 triệu đồng, sức ta dần hồi sinh và có điều kiện củng cố chính quyền đầu năm 1946 một cách hoàn thiện, đầy đủ, vững chắc. Tuyển cử được thực hiện ở khắp nơi, chính quyền các cấp từ TW đến địa phương đều do dân bầu. Ngày 6/1/1946 lần đầu tiên trong lịch sử, dân Việt Nam được thực hiện quyền công dân. Quốc hội được thành lập với 333 đại biểu, HCM được bầu chính thức là Chủ tịch nước và đứng đầu Chính phủ VNDCCH. Hiến pháp mới được ban hành. Đồng tiền mới được lưu thông thay đồng tiền cũ.
Có nghĩa là, từ những tháng cuối 1945 chúng ta đã nhanh chóng làm được rất nhiều việc để bảo vệ chính quyền non trẻ, có nghĩa là ta đã có sức mạnh pháp quyền, dân ta có ăn, biết chữ, Chính phủ có tiền bạc, chúng ta đã có cơ sở vật chất và sức mạnh ban đầu để tiếp tục đấu tranh và đối phó với hai kẻ thù: Tưởng và Pháp. TW Đảng phán đoán: Tưởng trước sau gì sẽ rút quân về nước để đối phó với phong trào CM trong nước, còn quân Pháp sớm muộn cũng sẽ tràn ra Bắc, do đó phải có biện pháp thật cụ thể khi Tưởng - Pháp mặc cả với nhau, thế chỗ cho nhau. Điều đó đã xảy ra, trong thực tiễn ngày 28/2/1946 Hiệp ước Hoa - Pháp (Hiệp ước Trùng Khánh) được ký giữa Tưởng và Pháp vì quân Tưởng được lệnh phải nhanh chóng rút về nước để đối phó với lực lượng Đảng cộng sản đang lớn mạnh. Pháp chớp ngay cơ hội này để mặc cả với Tưởng vì trước đây do lực lượng còn mỏng Pháp không thể đánh ra Bắc ngay được, phần vì sợ lực lượng CMVN và hơn nữa còn vướng quân Tưởng. Do đó Pháp đã nhanh chóng thoả thuận với Tưởng điều kiện quân Pháp sẽ thay Tưởng đóng ở miền Bắc, đổi lại Pháp nhường cho Hoa kiều ở Việt Nam nhiều quyền lợi kinh tế và nhường cho Tưởng nhiều quyền lợi khác ở biên giới Việt - Trung.
"Hiệp ước Trùng Khánh" buộc chính phủ và nhân dân Việt Nam phải chọn một trong hai giải pháp hoặc là đứng dậy cầm vũ khí đánh giặc hoặc là đàm phán hoà hoãn nhân nhượng với Pháp để tránh được tình trạng đối phó với nhiều kẻ thù. Vì thế ta phải mau chóng có một sách lược mới, một mặt gạt ngay hết quân Tưởng ra khỏi biên giới phía Bắc. Mặt khác, với tư cách chủ nhân chấp nhận sự hợp pháp của quân Pháp có mặt ở miền Bắc để tránh sự hung hăng của quân Pháp khi mới ra Bắc, vì rất có thể quân Pháp sẽ gây chiến với ta cả ở miền Bắc, có nghĩa là chiến tranh sẽ bùng nổ trên toàn lãnh thổ trong khi chúng ta chưa sẵn sàng, chính quyền chưa thật được củng cố vững mạnh. Do vậy, HCT và Đảng ta trên cơ sở phân tích một cách bình tĩnh, khách quan đã chọn giải pháp đàm phán với Pháp để đẩy 20 vạn Tưởng ra khỏi miền Bắc tránh được sự bùng nổ chiến tranh chưa đúng lúc và tranh thủ được thời gian hoà hoãn tiếp tục xây dựng chế độ mới, củng cố và phát triển lực lượng CM, chuẩn bị mọi mặt để bước vào một cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc. Hiệp ước sơ bộ ngày 6/3/1946 là một sách lược ngoại giao rất mềm dẻo và khôn khéo của Chính phủ. Ta nhân nhượng Pháp để 1,5 vạn quân Pháp ra bắc và Pháp công nhận Việt Nam là nước có chủ quyền, có chính phủ nhưng nằm trong khối liên hiệp Pháp, có nghĩa là chúng ta muốn tìm một giải pháp, một tiếng nói chung mà Pháp có thể chấp nhận được, còn ta tránh được xung đột vũ trang, tránh được chiến tranh (tạm thời). Hơn nữa, quân Tưởng rút lui thì bọn tay sai việt gian cũng sẽ rút theo. Vì thế hoạt động đối ngoại của ta đối với Pháp đã đưa lại cho ta nhiều tháng tương đối ổn định, ta mới có điều kiện củng cố chính quyền, bí mật chuẩn bị cơ sở vậy chất cho cuộc k/c lâu dài. Pháp ra Bắc với danh nghĩa "giám sát quân Nhật" rút lui nhưng thực chất là tiến hành chiếm nước ta lần 2. Điều đó ai cũng hiểu bởi suốt trong Nam ngoài Bắc quân Pháp đã chốt giữ ở các trung tâm đô thị, các khu giao thông quan trọng, còn chính phủ ta vẫn ở Hà Nội. Trong vòng vây của Pháp ta phải bí mật chuẩn bị lên chiến khu. Ta vẫn phải nhún nhường, mềm dẻo với Pháp trong khi ở trong Nam cuộc k/c của nhân dân Nam Bộ ngày càng quyết liệt. ở ngoài Bắc quân Pháp tìm mọi cách khiêu khích gây xung đột, luôn tạo cớ để đánh úp ta. Ta biết chắc điều đó nên từ tháng 3 đến tháng 8/1946 tại Đà Lạt ta và Pháp đã có nhiều cuộc gặp gỡ để tìm phương án hoà bình, nhưng Pháp trước sau vẫn đòi ta giải tán chính phủ và trao cả đất nước cho Pháp, nên tất cả các Hội nghị ở Đà Lạt đều thất bại. Tình thế vô cùng căng thẳng vào tháng 8/1946. Điều đó buộc chúng ta phải nhân nhượng Pháp tại Hội nghị Phôngtenơblô được tổ chức tại Paris để hai bên tìm phương án chung. Qua sự kiện này, một lần nữa HCM lại thể hiện rõ tư cách một nhà ngoại giao đại tài cứu nguy cho dân tộc khỏi một cuộc chiến tranh sớm. Sau hai tháng đàm phán, Hội nghị thất bại, phái đoàn do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu về nước. Với tư cách thượng khách của Pháp, HCM đã nối lại cuộc đàm phán bằng một sự nhân nhượng tiếp theo qua "Tạm ước 14/9".
"Tạm ước 14/9" là bước lùi cuối cùng, một sự nhân nhượng có thể cuối cùng của ta với Pháp để đổi lấy thời kỳ hoà hoãn tạm thời. Cho đến 19/11/1946 quan hệ Việt - Pháp càng căng thẳng hơn. Quân Pháp ngày càng tỏ rõ dã tâm của đội quân xâm lược nên ở các địa phương quan trọng như: Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định... Pháp đều liên tục tấn công ta. Quân dân miền Bắc đã thực sự đổ máu, cuối tháng 11 đầu tháng 12 Pháp ngang nhiên chiếm cảng Hải Phòng nã đạn giết hại đồng bào ta ở Hà Nội. Sợi dây căng thẳng tới mức bị đứt. Vào ngày 18/12 quân Pháp bố trí lực lượng chuẩn bị tấn công Hà Nội và gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng vô điều kiện.
Như vậy, có nghĩa là mọi sách lược đối với Pháp đều vô hiệu. Chúng không đếm xỉa gì đến các Hiệp định Việt - Pháp. Chúng nôn nóng muốn thôn tính cả nước ta. Về phía ta, đã có đủ hơn một năm để củng cố và kiện toàn chính quyền, chuẩn bị tất cả mọi điều kiện vật chất và tinh thần cho cuộc k/c chống Pháp lâu dài. Vì thế, chúng ta chấp nhận một cuộc đương đầu với thực dân Pháp bằng một cuộc k/c trường kỳ 9 năm để tiếp tục bảo vệ thành quả của CMT8, bảo vệ độc lập, chủ quyền của nước ta. Và những sách lược của Đảng ta trong thời kỳ này đã để lại những bài học kinh nghiệm cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện chiến lược đối ngoại của Đảng ta ngày này: đó là phải mềm mỏng, khôn khéo nhưng cũng biết cương quyết những lúc cần thiết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư