Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát.
Trong bầy chim muôn hình ngàn vẻ kia, có chú Vẹt áo đen. Chú ta cũng khấp khởi đi thi. Gặp ai, nó cũng khoe mình có rất nhiều giọng hót. Nhìn thấy Vượn, nó hú tiếng Vượn. Nhác thấy Ếch bì bộp nhảy ra, nó cũng hé mỏ "ộp ộp" luôn. Trên đường đi, gặp Họạ Mi đang cố luyện giọng, Vẹt tỏ vẻ thương hại. Nó nghĩ: "Việc gì mà phải hót lên hót xuống mãi thế?". Gặp Sáo líu lo khúc hát đồng quê, Vẹt không thèm lắng nghe. Cậy mình biết hót nhiều giọng còn tuyệt vời hơn thế, nên nó huênh hoang lắm. Gặp ai, nó cũng khoe trước:
- Kì thi này, tôi chiếm giải nhất cho mà xem!
Vào cuộc thi, tất cả đều rất vui và cũng rất lo. Sẽ có và đang có ở đây biết bao nhiêu tài năng, chưa thể rõ ai xuất sắc nhất. Bởi thế, loài chim nào cũng yên lặng đợi chờ. Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi.
Đã tới giờ thi tài. Giám khảo Chim Khuyên và Ếch mời các bạn trong rừng hãy hăng hái ghi tên biểu diễn. Trong lúc chờ đợi xem ai ra trước, Vẹt nhấp nhổm nhưng chưa dám xung phong. Bỗng nghe "quạc quạc", Vẹt quay lại. A, Vịt à? Vịt ra trước à? Thấy vậy, Vẹt ta liền nhảy vào hót lên một chuỗi âm thanh líu ríu. Chim Khuyên nhấc bút định chấm cho Vẹt tám điểm, thì Liếu Điếu kêu:
- Đấy là tiếng hót của tôi!
Ban giám khảo bảo Vẹt hót lại. Vẹt liền đập cánh, vươn cổ gáy một hơi dài. Gà Trống lên tiếng:
- Đấy là tiếng hót của tôi!
Vẹt tức mình, huýt một hồi lanh lảnh. Chích Choẻ đứng bên cạnh nhận ngay đấy là giọng hót của Chích Choè.
Giám khảo Ếch liền bảo Vẹt hãy hót lên tiếng hót của chính mình. Vẹt nhướn cổ, hú rõ to. Ngay lúc đó, Vượn nhào tới túm lấy Vẹt:
- Sao lại hú tiếng của tớ?
Vẹt hoảng hốt bay lên. Nó không làm sao nghĩ ra cho được tiếng hót của mình nữa. Nó ngượng nghịu nhìn các bạn. Từ xưa đến nay, Vẹt chỉ biết bắt chước, hót theo tiếng hót của người khác mà thôi. Nó hót đấy mà nó không hiểu gì cả. Tới lúc này, nó mới biết là nó rất nghèo. Nó không có tiếng hót riêng...
1Em hãy chỉ ra bố cục của văn bản.
2. Theo em nhan đề “ Con vẹt nghèo” có ý nghĩa gì?
3. Tìm những từ ngữ miêu tả về Vẹt trong từng đoạn. Những từ ngữ đó cho em thấy Vẹt nhận thức về bản thân như thế nào?
4. Truyện “ Con vẹt nghèo” đề cập đến điều gì trong cuộc sống mỗi người.
5. *Từ hiểu biết văn bản và cuộc sống, theo em bắt chước và học hỏi khác nhau như thế nào

P/S: Bài lần này hơi dài, hứa tặng 100 xu cho ai làm hết nhaa
2 trả lời
Hỏi chi tiết
10.275
9
12
Vũ Thu Nguyệt
12/08/2021 09:18:02
+5đ tặng
2.Vẹt nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ đạt giải nhất vì có rất nhiều tiếng kêu, huênh hoang đi khoe mẽ với mọi người, coi việc luyện tập của các loài thú khác là vô ích, khi tới lúc thi, ai ai cũng lo âu còn Vẹt thì chạy lăng xăng khắp nơi, đến lượt Vẹt thi thì Vẹt liên tục hót những tiếng hót của các loài chim khác, sau khi thua cuộc nó mới nhận ra rằng mình không có tiếng hót riêng
4.bắt chước

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
4
Shur
12/08/2021 09:20:49
+4đ tặng
1. Bố cục văn bản ;
Đoạn 1 : - Từ đầu đến '' tôi sẽ chiếm giải nhất cho mà xem!'' : Nói sơ qua về sự chăm chỉ luyện giọng của các loài vật trong rừng và sự huênh hoang, cao hứng của vẹt ta.
Đoạn  2 : Tiếp đến ''  Bộc lộ rõ Sự lo lắng cao độ xen lẫn niềm vui vẻ của các loài khác nhưng chỉ có riêng Vẹt là không lo, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi.
Phần 3 : Từ ''đã đến giờ thi tài'' đến '' sao lại hú tiếng của tớ ?'' : Nói lên sự bắt trước giọng nói của các loài khác của vẹt mà không có tiếng hót riêng của chính mình.
Đoạn  4 : Còn lại : Nói lên sự ngượng nghịu của Vẹt vì chuyện bắt chước tiếng hót của người khác mà không tìm ra tiếng hót của chính bản thân mình...
2. nhan đề đó có ý nghĩa là ; ám chỉ, nói lên một con vẹt ''nghèo'' ( nghĩa đen) về tiếng nói của chính bản thân mình ( ý là ít tiếng nói hoặc ko có tiếng nói riêng )
3. Đoạn 1 : khấp khởi, khoe, cậy mình, huênh hoang, 
  Đoạn 2 : lăng xăng,
Đoạn 3 :  nhấp nhổm, tức mình,
Đoạn 4 : hoảng hốt, ngượng nghịu
- Vẹt nhận thấy là chính mình rất nghèo. các loài khác đều có tiếng nói của chính bản thân chúng, còn nó thì lại không có tiếng nói riêng của chính mình 
4. Truyện đề cập đến sự học hỏi đối lập với sự bắt trước trong cuộc sống của mỗi con người
5. Theo em bắt trước và học hỏi khác nhau ở chỗ :
- Bắt chước là cố để mình thật giống với người khác, sao chép y hệt hình dáng, giọng nói của người khác
- Học hỏi là mình cố gắng tìm tòi, học tập để cho bản thân thật trưởng thành hơn
 
Nguyễn Khánh Nhi
thanks bạn nha, mình đã chuyển xu vào tài khoản bạn rồi đó
Shur
Vâng. Cảm ơn bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo