Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể tên một vài tấm gương thiếu nhi anh dũng trong kháng chiến mà em biết. Những tấm gương ấy gợi cho em suy nghĩ gì về thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh

Em hãy kể tên một vài tấm gương thiếu nhi anh dũng trong kháng chiến mà em biết. Những tấm gương ấy gợi cho em suy nghĩ gì về thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh.

 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
429
1
0
Hiển
15/08/2021 15:11:41
+5đ tặng
Thời thế sinh anh hùng” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn dù ở bất cứ thời đại nào. Ở thời kì chiến tranh, có nhiều vị anh hùng đã lập nên chiến công và ghi danh mình vào sử sách. Một trong nữ anh hùng nổi tiếng của Việt Nam phải kể đến chính là chị Võ Thị Sáu - người thanh niên trẻ tuổi nhưng vô cùng dũng cảm.

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Qua quá trình chiến đấu chống quân thù của chị được lịch sử ghi lại, chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục. Chị hi sinh khi chưa đầy 20 tuổi, dù tuổi còn rất trẻ nhưng chị đã có cống hiến vô cùng to lớn cho cách mạng và cho nước nhà. Để ghi nhớ công ơn của chị, ngày 2/8/1993 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thay mặt nước CHXHCN Việt Nam quyết định phong chị Võ Thị Sáu danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam” và hàng năm vào ngày 27/12 âm lịch, bà con nhân dân Côn Đảo tổ chức lễ giỗ chị một cách trang trọng và đầy lòng thành kính như giỗ một người thân trong gia đình mình.


 
Theo lịch sử ghi lại, năm 1947, khi mới chỉ 14 tuổi chị đã gia nhập vào đội Công an xung phong quận Đất Đỏ trừng trị ác ôn, bảo vệ dân làng từ đó chị trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian. Ngày 14/7/1948 1948, chị đã dũng cảm dùng lựu đạn tấn công cuộc mít tinh do địch tổ chức tại chợ Đất Đỏ. Trận đánh ấy đã làm cho tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường phải mất mặt với quan Tây. Đồng bào Đất Đỏ thì hết lời khen gợi Việt Minh xuất quỷ nhập thần. Chị Võ Thị Sáu được tuyên dương trước toàn đội. Tháng 2/1950, tại phiên chợ giáp Tết Canh Dần, trong một trận tập kích ném lựu đạn diệt các tên Cả Suốt, Cả Đay và không may chị bị sa vào tay giặc. Thực dân Pháp đưa chị ra nhà tù Côn Đảo để dùng cực hình tra khảo trên chuyến tàu ngày 21 tháng 1 năm 1952. Tại đây, chị phải chịu nhiều đau đớn bởi những cực hình độc ác đến tột cùng. Ngày 23/01/1952 nhằm ngày 27 tháng chạp năm Tân Mão chị đã hi sinh tại vùng đất này.

Cái chết của chị như hồ chuông cảnh tỉnh thế hệ bấy giờ đứng lên đi giết giặc đòi lại độc lập tự do cho đất nước. Chị là tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm mà lớp lớp thế hệ sau này đặc biệt là các bạn trẻ cần noi theo. Chị còn là một người con trung hiếu, người đồng chí sắt son được nhân dân tin yêu kính phục. Sự ra đi của chị là niềm tiếc thương của cả dân tộc. Những đau khổ mà chị - người con gái độ tuổi chưa đến 20 ấy phải chịu khi bị quân giặc tra khảo khiến bao thế hệ con người phải xót thương. Chị xứng đáng là thế hệ “tuổi trẻ tài cao” của con người Việt Nam ta và cũng là tấm gương sáng để thế hệ các bạn trẻ bây giờ và mai sau noi theo.


 
Chị đã ra đi mãi mãi nhưng những gì chị cống hiến cho cách mạng, cho đất nước, cho cuộc đời vẫn sẽ còn lưu lai trong sử sách và trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Thế hệ trẻ cần nhiều hơn những tấm gương như chị để đất nước này ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. Tấm gương chị Võ Thị Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chou
15/08/2021 15:11:53
+4đ tặng

Tiểu sử Anh Lê Văn Tám

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa. Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống. Tên em là Tám

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.

Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.

Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam

1
0
Hương Giang
15/08/2021 15:14:06
+3đ tặng
những tấm gương thiếu nhi anh dũng trong kháng chiến,chiến tranh luôn cho ta thấy tình yêu quê hương đất nước vô cùng sâu lặng. tấm gương nổi bật là Võ Thị Sáu ,Lượm,...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo