Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật

Phân tích nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật. Sự thể hiện của nội dung đó trong đời sống hiện thực?

Theo Anh/Chị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng nội dung Nguyên lý đó, bằng việc quán triệt Quan điểm toàn diện trong công tác Cán bộ (quy hoạch, sử dụng, đánh giá, xử lý sai phạm…) như thế nào ? 
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.386
3
0
Nguyễn Nguyễn
02/09/2021 11:03:54
+5đ tặng
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng

1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến:

Là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy định và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

2. Nội dung và tính chất của mối liên hệ

– Tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ: Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động lại là phương thức tồn tại của vật chất, là một tất yếu khách quan, do đó mối liên hệ cũng là một tất yếu khách quan.

  • Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.

– Do mối liên hệ là phổ biến, nên nó có tính đa dạng: Các sự vật; hiện tượng trong thế giới vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì thế, khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cần phải phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.

  • Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những loại mối liên hệ sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian, v.v.. Sự phân loại này là tương đối, vì mối liên hệ chỉ là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung.

– Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ biến nhất của thế giới khách quan. Còn những hình thức cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiến cứu của các ngành khoa học cụ thể.

3. Ý nghĩa phương pháp luận.

– Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.

  • Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
  • Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
  • Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác, phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.

– Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú – sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử – cụ thể.

  • Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử – cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác.
  • Vì vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và từng thời kỳ đó và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể.
II. Nguyên lý về sự phát triển

1. Khái niệm phát triển
– Phát triển là sự vận động tiến lên (từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn).

– Từ khái niệm trên cho thấy:

  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động và phát triển.
  • Cần phân biệt khái niệm vận động với khái niệm phát triển. Vận động là mọi biến đổi nói chung, con người phát triển là sự vận động có khuynh hướng và gắn liền với sự ra đời của cái mới hợp quy luật.

2. Nội dung và tính chất của sự phát triển

– Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế giới.
– Sự phát triển có tính chất tiến lên, kế thừa liên tục.
– Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc, có sự thụt lùi tạm thời.
– Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật.

3. Phân biệt quan điểm biện chứng và siêu hình về sự phát triển

– Quan điểm biện chứng xem sự phát triển là một quá trình vận động tiến lên thông qua những bước nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ở trong sự vật.
– Quan điểm siêu hình nói chung là phủ định sự phát triển, vì họ thường tuyệt đối hoá mặt ổn định của sự vật, hiện tượng. Sau này, khi khoa học đã chứng minh cho quan điểm về sự phát triển của sự vật, buộc họ phải nói đến sự phát triển, song với họ phát triển chỉ là sự tăng hay giảm đơn thuần về lượng không có sự thay đổi về chất và nguồn gốc của nó ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

– Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.

– Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.

– Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.

– Bạn đã nắm vững kiến thức:  Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.

– Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người.

– Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

– Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử – cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người. Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng – nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.

III. Ý nghĩa phương pháp luật của việc nắm vững hai nguyên lý này

Nguyên lý về liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức sự vật cần phải có quan điểm toàn diện. Với quan điểm này, khi nghiên cứu sự vật, phải xem xét tất cả các mối liên hệ của bản thận sự vật và với các sự vật và hiện tượng khác.

Phải phân loại các mối liên hệ để hiểu rõ vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đối với sự vận động và phát triển của sự vật.
Nếu khuynh hướng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là vận động đi lên thì trong nhận thực và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi: phải phân tích sự vật trong sự phát triển, cần phát hiện được cái mới, ủng hộ cái mới, cần phải tìm nguồn gốc của sự phát triển trong bản thân sự vật.

Tóm lại: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, lịch sự cụ thể và phát triển. Với cách xem xét, nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển sẽ giúp ta hiểu được bản chất sự vật, làm cho nhận thức phản ánh đúng đắn về sự vật và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
thảo
02/09/2021 11:04:15
+4đ tặng
Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Ví dụ: Trong tự nhiên tồn tại mối liên hệ giữa động vật và thực vật, giữa thực vật và khí hậu… Mối liên hệ gồm các tính chất cơ bản như: tính khách quan của các mối liên hệ, tính phổ biến của các mối liên hệ, tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.

Tính khách quan của các mối liên hệ: theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có khả năng nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
 
2
0
Anh Daoo
02/09/2021 11:04:55
+3đ tặng
Phân tích nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật.
Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Cơ sở lý luận của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới; theo đó các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×