Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Gần nửa thế kỷ qua, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền thống quan hệ, giao lưu, tiếp biến văn hóa, tư tưởng giữa hai quốc gia dân tộc, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã không ngừng bồi đắp, vun xới, làm cho quan hệ song phương không ngừng phát triển từ đối tác chiến lược (2007) lên đối tác chiến lược toàn diện (2016).
Có thể đánh giá khái quát về những thành quả quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hiện nay như sau:
- Quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn thủy chung, trong sáng dù thế giới có nhiều đổi thay.
- Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được xây dựng đồng bộ từ cơ sở đến kiến trúc thượng tầng, mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là niềm tin chính trị. Giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ có độ tin cậy chính trị rất cao do giữa hai nước không có bất kỳ sự vướng mắc nào, và hơn nữa, lại có sự song trùng về lợi ích chiến lược, sẵn sàng tin tưởng, chia sẻ lẫn nhau trên hầu như tất cả các vấn đề song phương và đa phương, kể cả các vấn đề luôn nóng như vấn đề Biển Đông. Sự tin cậy chính trị đó luôn được củng cố thông qua việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Những năm gần đây, các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thường xuyên đến thăm Ấn Độ. Cũng tương tự như vậy, cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Nghị viện Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam. Những chuyến thăm cấp cao không những đặt nền tảng, tạo động lực cho việc triển khai các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết mà còn thắt chặt thêm độ tin cậy chính trị giữa hai nước.
- Hai nước đã đạt được những thành tựu phát triển đáng khích lệ trên nhiều bình diện: chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh, năng lượng, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và ngoại giao nhân dân. Việc Ấn Độ hiện thực hóa “chính sách Hướng Đông” thành “Hành động hướng Đông” để phù hợp với bối cảnh mới và tầm nhìn mới, trong đó, coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách này là nhân tố quan trọng làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.
Gần nửa thế kỷ qua, quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ không ngừng phát triển, đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp, nhưng những gì đã đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của hai nước. Hiện nay, hai nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức. Cụ thể:
- Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng gia tăng, quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trở thành tất yếu của các nền kinh tế.
- Chính trị, an ninh thế giới nhiều biến động to lớn, phức tạp, khó lường, đan xen nhiều xu hướng khác nhau, vừa cạnh tranh, vừa ảnh hưởng, gia tăng độ khúc xạ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc. Nhiều vấn đề cùng nảy sinh như: an ninh truyền thống và phi truyền thống, an ninh môi trường, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thực phẩm; chủ nghĩa khủng bố quốc tế ngày càng mở rộng hành vi và ảnh hưởng; những diễn biến phức tạp ở Trung Đông; khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên; căng thẳng giữa Nga - Mỹ, Nga - EU, Mỹ - Trung, Brexit ở Anh,... đang chứng tỏ một khuynh hướng bảo hộ trở lại, chủ nghĩa dân túy nổi dậy, tính thực dụng trong các quan hệ quốc tế đang chế ngự.
- Loài người đang tiến vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của xã hội loài người.
- Khu vực châu Á - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, đang trở thành không gian địa chính trị vô cùng sôi động của thế giới, có nguy cơ bị cuốn vào dòng xoáy quan hệ Mỹ - Trung.
Trong không gian đó, các định chế quốc tế đang bị thách thức. Biểu hiện rõ nhất là việc Trung Quốc không thực hiện phán quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển; coi thường luật pháp quốc tế, đơn phương diễn giải luật quốc tế trái với chuẩn mực chung và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, ngang nhiên đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng lực lượng hộ tống vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam... là hành động nguy hiểm, đe dọa hòa bình, an ninh ở khu vực và quốc tế.
Trước bối cảnh mới đó, để gìn giữ và phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, ngoài việc tăng cường củng cố, phát triển sức mạnh quốc gia của mỗi nước, sáng tạo, thích nghi với hoàn cảnh mới, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại thì hai nước cần phải tăng cường niềm tin chính trị, luôn bên nhau như lời phát biểu của cựu Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee trong Lễ Khai trương Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (15-9-2014): “Quan hệ hai nước chưa bao giờ tốt đẹp như ngày hôm nay... Để bảo vệ lợi ích chung như hòa bình và thịnh vượng, Ấn Độ và Việt Nam phải đứng cạnh nhau... Ấn Độ sẽ luôn là người bạn tin cậy và thủy chung của Việt Nam”
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |