Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ trong đoạn sau: Khi nghĩ về một đời người tôi thường nhớ về một rừng cây. Khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nhớ về nhiều người

1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ trong đoạn sau:
Khi nghĩ về một đời người tôi thường nhớ về một rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nhớ về nhiều người.
Trẻ trung như cụm hoa hồng hồn nhiên như ngàn ánh lửa chiều hôm khi gió về.
2. Em hiểu gì về câu: Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nho
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.016
4
0
Huyền Thu
04/02/2018 10:15:42
Bài 2:
  • Mở bài:
Sống hữu ích, sống vì mọi người luôn là lý tưởng của thế hệ thanh niên trong thời đại mới. Trong bài hát “Một đời người – một rừng cây”, nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng viết: “Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi!”. Lời hát thiết tha đã để lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận làm người trong cuộc đời này.
  • Thân bài
Chân lí là gì? Khái niệm chân lý dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói một cách dễ hiểu: chân lý là một sự thật hiển nhiên của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Thực tế, chân lí là sự phù hợp giữa nhận thức và thực tiễn khách quan, là nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
Lý tưởng sống của con người trong thời đại mới: Dựa trên khái niệm chân lí, câu nói trên có nghĩa là: những điều đúng đắn nhất thuộc về nhận thức của mọi người, được mọi người chấp nhận. Con người ý thức được ý nghĩa sự tồn tại của mình phải biết sống cuộc đời lớn lao, rực rỡ và hữu ích cho mọi người. Câu nói đề cao một lẽ sống cao đẹp, thái độ sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời. Lẽ sống cao đẹp là không chỉ làm tốt những việc trong phận sự của mình mà còn sẵn sàng gánh vác, lãnh nhận về mình những khó khăn, cống hiến cho đời bằng những việc làm thiết thực.
* Bàn luận
Mỗi người cần phải sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời vì: Trách nhiệm, cống hiến là một trong những người tiêu chí đạo đức làm người, tạo nên lối sống vị tha. Trách nhiệm làm nên những nghĩa cử cao đẹp: dám hi sinh, dám dẫn thân, biết chia sẻ phần gian khổ với mọi người.
Xã hội cũng quy định rát rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi công dân nhằm hướng con người biết thực hiện bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và đất nước. Song, đó mới chỉ là quy định. Bản thân mỗi cá nhân phải biết tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đem lại những hành động ý nghĩa, những giá trị sâu sắc cho cuộc đời chung. Mỗi cá nhân sống mạnh mẽ và thành công thì xã hội sẽ tiến bộ, đất nước lớn mạnh, hạnh phúc lâu bền.
Sống có trách nhiệm, biết cống hiến tạo nên hiệu quả công việc, tạo nên moi trường sống tốt đẹp, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với nhau trong ra đình, tập thể, cộng đồng là một lối sống vững mạnh và tiến bộ, trở thành động lực phát triển xã hội:
Nếu sống thiếu trách nhiệm, không biết cống hiến cho đời thì con người tự tách mình khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng, cô độc, tạo nên lối sống ích kỉ, cản trở công việc chung và sự phát triển của xã hội… Trong xã hội, có nhiều người chỉ vì lợi ích riêng mình mà sống thờ ơ, vô cảm tách biệt với cộng đồng. Họ chỉ lo cho bản thân, không quan tâm đến cộng đồng, không muốn thực hiện trách nhiệm nào đối với tập thể. Những người như thế thật đáng chê trách.
Trách nhiệm là nhiệt tình, là sự cống hiến nhưng nếu nhiệt tình cống hiến một cách mù quáng thì tính trách nhiệm lại phản tác dụng. Sự nhiệt tình, cống hiến phải gắn liền với hiệu quả công việc, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật và khả năng, năng lực của bản thân. Phải gắn công việc với các chuẩn mực đạo đức vốn được xã hội thừa nhận, đảm bảo công việc mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiệt tình nhưng nông nổi, thiếu suy nghĩ, cố chấp là sự nhiệt tình vô ích, thậm chí là trở thành kẻ phá hoại.
Một người năng nổ, có trách nhiệm với công việc nhưng nếu nhận lấy một công việc vượt quá sự hiểu biết của mình, chấp nhận vừa làm, vừa học vừa rút kinh nghiệm có thể sẽ gây ra những tổn thất lớn cho tập thể. Tri thức luôn đóng vai trò quyết định thành công trong công việc, không nên chỉ dựa trên lòng nhiệt tình mà nhận lấy về mình những trách nhiệm quá lớn, vượt quá khả năng.
Ý thức được sự cần thiết có lẽ sống cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm, biết cống hiến hi sinh cần sống có trách nhiệm từ những việc nhỏ, trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với xã hội…
Để cho lẽ sống đẹp đẽ trong bài ca được lan tỏa, nhiều phong trào của tuổi trẻ không chỉ là khẩu hiệu, mà phải biến khẩu hiệu thành hành động cụ thể:“tình nguyện vì cộng đồng”, “chung tay xây dựng nông thôn mới”, “thi đua học tập, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp”, “xung kích bảo vệ Tổ quốc”.
Hình thành nên một thế hệ trẻ “không chịu sống đời nhỏ nhoi” nối bước cha anh “sống vì mọi người” bằng các chương trình khởi nghiệp đang phát triển trên khắp đất nước, mang trong mình khát vọng lớn lao đưa đất nước mau chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; biết cống hiến và hy sinh, làm chủ vận mệnh dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
  • Kết bài
Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi để giúp mọi người cùng vượt qua nghịch cảnh và được nhận lại những gì tương xứng. Tuy nhiên, cũng nên tỉnh táo nhận ra rằng mỗi người có một bổn phận, một sự nghiệp riêng. Không nên cao vong mong ước những thành công lớn lao vượt sức mình, chạy theo những ảo tưởng mà làm uổng phí cuộc đời. Nói như nhà thơ Nguyễn Sĩ đại:
“Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp luỹ xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh”.
(Lá Xanh – Nguyễn Sĩ Đại)
Sống bình thường chưa hẳn đã nhỏ bé mà sống chân thực với bản thân. Nhiều người có trí tuệ, có tiềm lực, theo đuổi những sự nghiệp lớn lao là điều hiển nhiên. Còn những ai không có đủ những điều kiện ấy thì hãy sống như cuộc sống vốn có của mình. Sống đẹp là sống hữu ích như chiếc lá kia dâng cho đời màu xanh, góp phần tạo nên sự sống tươi xinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
1
Trịnh Quang Đức
04/02/2018 10:15:47
Câu 2:
  • Mở bài:
Sống hữu ích, sống vì mọi người luôn là lý tưởng của thế hệ thanh niên trong thời đại mới. Trong bài hát “Một đời người – một rừng cây”, nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng viết: “Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi!”. Lời hát thiết tha đã để lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận làm người trong cuộc đời này.
  • Thân bài
Chân lí là gì? Khái niệm chân lý dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói một cách dễ hiểu: chân lý là một sự thật hiển nhiên của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Thực tế, chân lí là sự phù hợp giữa nhận thức và thực tiễn khách quan, là nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
Lý tưởng sống của con người trong thời đại mới: Dựa trên khái niệm chân lí, câu nói trên có nghĩa là: những điều đúng đắn nhất thuộc về nhận thức của mọi người, được mọi người chấp nhận. Con người ý thức được ý nghĩa sự tồn tại của mình phải biết sống cuộc đời lớn lao, rực rỡ và hữu ích cho mọi người. Câu nói đề cao một lẽ sống cao đẹp, thái độ sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời. Lẽ sống cao đẹp là không chỉ làm tốt những việc trong phận sự của mình mà còn sẵn sàng gánh vác, lãnh nhận về mình những khó khăn, cống hiến cho đời bằng những việc làm thiết thực.
* Bàn luận
Mỗi người cần phải sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời vì: Trách nhiệm, cống hiến là một trong những người tiêu chí đạo đức làm người, tạo nên lối sống vị tha. Trách nhiệm làm nên những nghĩa cử cao đẹp: dám hi sinh, dám dẫn thân, biết chia sẻ phần gian khổ với mọi người.
Xã hội cũng quy định rát rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi công dân nhằm hướng con người biết thực hiện bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và đất nước. Song, đó mới chỉ là quy định. Bản thân mỗi cá nhân phải biết tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đem lại những hành động ý nghĩa, những giá trị sâu sắc cho cuộc đời chung. Mỗi cá nhân sống mạnh mẽ và thành công thì xã hội sẽ tiến bộ, đất nước lớn mạnh, hạnh phúc lâu bền.
Sống có trách nhiệm, biết cống hiến tạo nên hiệu quả công việc, tạo nên moi trường sống tốt đẹp, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với nhau trong ra đình, tập thể, cộng đồng là một lối sống vững mạnh và tiến bộ, trở thành động lực phát triển xã hội:
Nếu sống thiếu trách nhiệm, không biết cống hiến cho đời thì con người tự tách mình khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng, cô độc, tạo nên lối sống ích kỉ, cản trở công việc chung và sự phát triển của xã hội… Trong xã hội, có nhiều người chỉ vì lợi ích riêng mình mà sống thờ ơ, vô cảm tách biệt với cộng đồng. Họ chỉ lo cho bản thân, không quan tâm đến cộng đồng, không muốn thực hiện trách nhiệm nào đối với tập thể. Những người như thế thật đáng chê trách.
Trách nhiệm là nhiệt tình, là sự cống hiến nhưng nếu nhiệt tình cống hiến một cách mù quáng thì tính trách nhiệm lại phản tác dụng. Sự nhiệt tình, cống hiến phải gắn liền với hiệu quả công việc, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật và khả năng, năng lực của bản thân. Phải gắn công việc với các chuẩn mực đạo đức vốn được xã hội thừa nhận, đảm bảo công việc mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiệt tình nhưng nông nổi, thiếu suy nghĩ, cố chấp là sự nhiệt tình vô ích, thậm chí là trở thành kẻ phá hoại.
Một người năng nổ, có trách nhiệm với công việc nhưng nếu nhận lấy một công việc vượt quá sự hiểu biết của mình, chấp nhận vừa làm, vừa học vừa rút kinh nghiệm có thể sẽ gây ra những tổn thất lớn cho tập thể. Tri thức luôn đóng vai trò quyết định thành công trong công việc, không nên chỉ dựa trên lòng nhiệt tình mà nhận lấy về mình những trách nhiệm quá lớn, vượt quá khả năng.
Ý thức được sự cần thiết có lẽ sống cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm, biết cống hiến hi sinh cần sống có trách nhiệm từ những việc nhỏ, trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với xã hội…
Để cho lẽ sống đẹp đẽ trong bài ca được lan tỏa, nhiều phong trào của tuổi trẻ không chỉ là khẩu hiệu, mà phải biến khẩu hiệu thành hành động cụ thể: “tình nguyện vì cộng đồng”, “chung tay xây dựng nông thôn mới”, “thi đua học tập, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp”, “xung kích bảo vệ Tổ quốc”.
Hình thành nên một thế hệ trẻ “không chịu sống đời nhỏ nhoi” nối bước cha anh “sống vì mọi người” bằng các chương trình khởi nghiệp đang phát triển trên khắp đất nước, mang trong mình khát vọng lớn lao đưa đất nước mau chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; biết cống hiến và hy sinh, làm chủ vận mệnh dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
  • Kết bài
Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi để giúp mọi người cùng vượt qua nghịch cảnh và được nhận lại những gì tương xứng. Tuy nhiên, cũng nên tỉnh táo nhận ra rằng mỗi người có một bổn phận, một sự nghiệp riêng. Không nên cao vong mong ước những thành công lớn lao vượt sức mình, chạy theo những ảo tưởng mà làm uổng phí cuộc đời. Nói như nhà thơ Nguyễn Sĩ đại:
“Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp luỹ xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh”.
(Lá Xanh – Nguyễn Sĩ Đại)
Sống bình thường chưa hẳn đã nhỏ bé mà sống chân thực với bản thân. Nhiều người có trí tuệ, có tiềm lực, theo đuổi những sự nghiệp lớn lao là điều hiển nhiên. Còn những ai không có đủ những điều kiện ấy thì hãy sống như cuộc sống vốn có của mình. Sống đẹp là sống hữu ích như chiếc lá kia dâng cho đời màu xanh, góp phần tạo nên sự sống tươi xinh.
9
4
Trịnh Quang Đức
04/02/2018 10:20:31
1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ trong đoạn sau:
Khi nghĩ về một đời người tôi thường nhớ về một rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nhớ về nhiều người.
Trẻ trung như cụm hoa hồng hồn nhiên như ngàn ánh lửa chiều hôm khi gió về.
=> Nghệ thuật: Điệp ngữ
=> Tác dụng: Cho ta thấy cuộc sống là 1 thứ rất thiêng liêng, vì thế ta cần bk quý trọng nó, cần bk sống 1 cách ý nghĩa....
4
1
Quỳnh Anh Đỗ
04/02/2018 12:14:06

Trong rất nhiều sự lựa chọn mà cuộc đời mỗi con người phải trải qua, có 5 lựa chọn quan trọng nhất sẽ quyết định cả cuộc đời: Chọn lẽ để sống, chọn thầy để học, chọn việc để làm, chọn người để lấy, chọn bạn để chơi. Trong đó, chọn lẽ để sống là  lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn, bởi họ có cả một tương lai dài đang chờ đợi phía trước. Tôi nghe bài hát Một đời người, một rừng cây rất nhiều lần, mới đầu chỉ vì yêu thích, nhưng mỗi lần nghe, từng ca từ như ngấm dần, gợi lên nhiều xúc cảm. Khi nghĩ về một đời người tôi thường nhớ về rừng cây/ Khi nghĩ về một rừng cây tôi chợt nhớ về nhiều người. Giai điệu nhẹ nhàng như mở đầu một điều thổ lộ tâm tình, đưa ta vào sự liên tưởng giữa “người” và “cây”, giữa cây và rừng, giữa rừng cây và nhiều người. Trẻ trung như cụm hoa hồng/ Hồn nhiên như ngàn ánh lửa/ Chiều hôm khi gió về. Vẫn là mạch cảm xúc mãnh liệt của con người được sống trong niềm kiêu hãnh của dân tộc độc lập, tự do như cây hồn nhiên được mọc lên giữa rừng, được đùa trong gió chiều. Sự liên tưởng sâu sắc bắt đầu gợi cho ta mối quan hệ giữa cuộc đời mỗi con người với cộng đồng, với dân tộc mình đang sống. Cây vẫn mọc từ thuở nào trên đồi núi thật cằn khô/ Cây có hiểu vì sao chim thường kéo về làm tổ/ Và em như cụm lan mọc tựa giữa cành cổ thụ già kia. Cây ngàn đời vẫn cắm rễ sâu vào lòng đất cằn khô, miệt mài hút chất dinh dưỡng, cặm cụi hiến mình để dâng cho đời màu xanh của lá, sắc rực rỡ của hoa, làm điểm tựa cho những cụm lan, che chở cho bầy chim về quần tụ, xây tổ. Rồi sinh sôi nảy nở, nương tựa lẫn nhau kết lại thành rừng, làm nên một quần thể sinh thái tràn đầy sức sống, chống chọi với bão giông. Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây sống gần nhau thân mới thẳng/ Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương. Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta, của dân tộc ta từ ngàn đời cũng vậy: đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau vượt qua gian nan thử thách, anh dũng đối mặt với giặc ngoại xâm, làm nên chiến thắng, bảo vệ giống nòi. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ biết dành phần ai/ Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình/ Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành -  Nếu ai cũng bo bo cho mình thì trách nhiệm cộng đồng sẽ đùn đẩy cho ai. Một câu hỏi rất giản dị như một lời tự vấn, độc thoại, mang triết lý, nhưng người nghe không có cảm giác bị giáo huấn, mà thấm thía cái ý nghĩa sâu sắc về ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trước cộng đồng, để ai cũng tự nhìn lại chính mình, đối diện với bản thân mình, rồi tự hỏi: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Cuộc đời mình sẽ đi về đâu? Mình sẽ dùng cuộc đời mình vào việc gì? Mình đã làm được gì cho những người xung quanh, cho cộng đồng, cho dân tộc. Nhạc sĩ hỏi là để hỏi, nhưng ngay trong chính câu hỏi đã khẳng định câu trả lời, đã chọn ra lẽ sống đẹp đẽ, sống vì mọi người. Ai cũng một thời tuổi trẻ, không đành phận, không sống uổng, sống hèn, sống phí, phải dùng sức trẻ để sống cho ra sống, sống hiến mình và xả thân vì cộng đồng, vì dân tộc. Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi/ Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người/ Ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân”. Cái “nhỏ nhoi” đó chính là lối sống vị kỷ, là chủ nghĩa cá nhân. Thế hệ đi trước đã không chịu sống đời nhỏ nhoi, sẵn sàng hy sinh xương máu, canh giữ đất trời để non sông toàn vẹn, để chúng ta hôm nay xin hát mãi bài ca này về họ…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×