Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu"
(Tố Hữu)
Là người con đất Việt, chắc hẳn chẳng ai còn lạ lẫm với truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Đây không chỉ là câu chuyện gối đầu giường của lũ con trẻ mà còn là lời răn dạy sâu sắc, thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân qua từng nhân vật mà đặc biệt là nhân vật Mị Châu. Bài học lịch sử muôn đời cũng vì thế mà trở nên thấm thía hơn!
An Dương Vương là vua nước u Lạc, có ý định xây thành. Nhưng hễ đắp tới đâu là thành lở tới nó. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành cũng được xây xong. Rùa Vàng còn tặng vua một chiếc móng vuốt để làm Nỏ thần. Nhờ nó mà vua mấy lần đánh tan quân Triệu Đà sang xâm lược. Thất bại, Đà bèn cầu hòa và cầu hôn công chúa Mị Châu cho con trai mình là Trọng Thủy. Trọng Thủy lừa lấy Nỏ thần về nước, Triệu Đà lại sang xâm lược lần nữa. An Dương Vương vì chủ quan mà thua, đem Mị Châu chạy ra biển. Sau khi nghe Rùa Vàng bảo: "Giặc sau lưng nhà vua đó", An Dương Vương liền hiểu ra và rút gươm đâm chết Mị Châu. Không dừng lại ở kết thúc đầy đau đớn, bi kịch ấy, bằng lòng bao dung cao cả, nhân dân ta đã sáng tạo thêm chi tiết máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch để gửi gắm những điều lớn lao.
Tình cảm của nhân dân với Mị Châu trước nay lại luôn chia hai hướng rõ ràng: giận và thương. Giận bởi nàng thân là công chúa một nước nhưng quá nhẹ dạ, thiếu cảnh giác, làm lộ bí mật quốc dạ, xem nhẹ vận mệnh dân tộc hơn tình vợ chồng. Nhân dân bày tỏ sự nghiêm khắc, công minh khi để Rùa Vàng gọi nàng là giặc và để nàng chết dưới chính lưỡi kiếm của vua cha. Với tư cách là một người con, nàng mang tội bất hiếu; Với tư cách là công chúa một nước, nàng mang tội bất trung với dân. Mị Châu có tội nhưng tội đó cuối cùng đã được nhân dân đồng cảm, xót thương và tìm cách rửa oan cho bằng cách sáng tạo ra chi tiết kì ảo cuối cùng và ngọc trai ấy chỉ có thể sáng trong khi rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn. Nhân dân đã phân xử tội, tình cho nàng một cách không thể công bằng và hợp lí hơn.
Đây cũng là lời răn xương máu cho thế hệ sau phải luôn biết đặt cái riêng sau cái chung, rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và lợi ích quốc gia dân tộc. Không chỉ vì một chút vui vẻ nhất thời mã hủy đi cả một khối lợi ích của toàn dân. Đơn giản hơn, mỗi chúng ta cần biết cân nhắc việc của cá nhân và việc của tập thể, cộng đồng, xã hội. Sống trong một tập thể, cần đặt tập thể lên trên hết, không thể quá đề cao cái tôi bản thân.
Như vậy có thể thấy, từ thời xa xưa, nhân dân ta đã có nhận thức về mối quan hệ cá nhân - cộng đồng và bày tỏ thái độ của mình một cách rạch ròi, thưởng phạt công minh. Trách kẻ có tội nhưng sẵn sàng dung thứ cho người biết hối cải. Nhân dân cũng đồng thời ca ngợi, thể hiện niềm tự hào kiên định với công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên. Giá trị của bài học quý báu này vẫn còn mãi đến ngày nay, là lời răn ý thức, trách nhiệm sống cho mỗi người con đất Việt thuộc dòng giống con Rồng cháu Tiên. Nàng Mị Châu tuy thể xác đã không còn nữa nhưng giếng ngọc vẫn còn đấy, như một chứng tích thiêng liêng cho một tâm hồn trong trắng mà vô tình có lỗi với non sông gấm vóc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |