- Đầu tiên, số phận của những người nông dân như chị Dậu và lão Hạc đều gồm: số phận nghèo khổ, bế tắc mòn mỏi trong xã hội cũ. Lão Hạc vì không có tiền mà không cưới được vợ cho con trai. Chẳng những thế, vì nghèo khổ mà lão Hạc đã phải đưa ra quyết định để dành tiền và mảnh đất đưa hết cho ông giáo lo ma chay cho mình và trông nom cho đến khi con trai lão trở về. Cuối cùng, sau bao tháng ngày nghèo khổ phải ăn củ rong, củ dáy, lão Hạc đã chọn đến cái chết. Cái chết của lão chính là để bảo toàn tài sản cho con trai chưa trở về của mình. Còn chị Dậu, cũng phải chịu cảnh đói kém mà còn nặng sưu thuế khổ sở vô cùng. Vì nghèo mà chị Dậu phải bán con, bán chó để lo tiền sưu thuế cho chồng. Thế nhưng, chúng vẫn bắt chị phải nộp thuế cho người em chồng đã chết. Nhà chị vì không có tiền nộp mà chồng chị bị đánh đập dã man.
- Thứ hai, ở lão Hạc và chị Dậu, chúng ta còn thấy được sự bế tắc trong cuộc sống của họ. Cái chết của lão Hạc chính là cái chết của sự bế tắc từ đói khổ, từ sự trừng phạt lương tâm mà lão dành cho mình. Hành động bán con, hay dám đứng lên đánh lại bọn cai lệ cũng chính là hành động của sự bế tắc bị dồn đến đường cùng của chị Dậu.