Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hàng hoá có những thuộc tính nào? Bản chất của từng thuộc tính đó là gì?


 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
271
1
0
Chou
08/10/2021 12:01:22
+5đ tặng

2. Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?

Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá.

2.1. Giá trị sử dụng của hàng hoá

Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 

  • Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… 
  • Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất… 

Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng 

Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại… 

 

Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hoá học…) của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. 

C.Mác viết: “giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó như thế nào” 

Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán.

Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực thì nó phải được tiêu dùng. 

Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tạ Thị Thu Thủy
08/10/2021 12:01:51
+4đ tặng

Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.

– Giá trị sử dụng

 Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất… Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế..

ố lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.

Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. Các Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.

Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.

Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người. nhưng không phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

– Giá trị

Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Các Mác viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”.

Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc.

Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?

Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo