Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 1: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
Câu 2: Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi?
Câu 3: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý
những điểm gì?
Câu 4: Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta có nên nắn lại
chỗ gãy không? Vì sao?
Câu 5: Khi gặp người bị gãy xương ta cân thực hiện ngay các
thao tác nào2
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.321
2
0
Nguyễn Nguyễn
20/10/2021 22:22:58
+5đ tặng
1
Hầu hết gãy xương đều do chấn thương, do lực uốn bẻ (hoặc xoắn vặn) trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Nhưng cũng có trường hợp gãy xương tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý như: loãng xương, lao xương, u xương ác tính, viêm xương tủy
4
Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy của người đó. Vì chúng ta không có kiến thức chuyên môn (rất nguy hiểm), khi nắn sẽ cho đầu xương gãy làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh những vùng cạnh đầu xương gãy mà thôi. 

Tốt nhất chúng ta hãy đặt người bị nạn lên cáng cứng hoặc tấm ván gỗ hay cánh cửa gỗ khi vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 

Gãy xương liên quan đến lứa tuổi: 

- Trẻ em, xương chưa cốt hóa hoàn toàn nên xương chưa cứng cáp vì thế dễ bị gãy khi gặp ngoại lực tác động vào. 
- Ở người trưởng thành, xương cứng cáp nên ít bị gãy hơn (tất nhiên là trừ những lực tác động vào quá lớn, đột ngột ... thì xương vẫn bị gãy). 
- Ở người già, xương bị lão hóa, mất chất can-xi (loãng xương) làm cho sức chịu lực của xương giảm nhiều vì thế dễ dàng bị gãy và khi gãy sẽ rất lâu liền xương. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng
Câu 5
Cầm máu: Nếu người bị tai nạn chảy máu, bạn hãy nâng khu vực bị thương và dùng băng vô trùng, vải hoặc mảnh quần áo sạch ép chặt lên vết thương.
Cố định vùng bị chấn thương: Nếu bạn nghi ngờ người bệnh bị gãy xương ở cổ hoặc lưng, hãy cố gắng giữ họ ở nguyên vị trí. Nếu bạn nghi ngờ người bệnh bị gãy xương tay hoặc chân, hãy cố định khu vực bị thương bằng nẹp hoặc băng vải đeo trước ngực.
Chườm lạnh cho khu vực bị thương: Bạn bỏ đá lạnh vào một miếng vải sạch và chườm vào khu vực bị thương trong khoảng 10 phút/lần.
Trấn an người bệnh: Bạn hãy giúp người bệnh có tư thế thoải mái nhất, thuyết phục họ nghỉ ngơi và trấn an họ. Bạn cũng có thể đắp chăn hoặc quần áo cho người bệnh để giữ ấm.
Gọi cấp cứu: Gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để họ được điều trị đúng cách.
1
0
Nguyễn Ngọc Huyền
20/10/2021 22:25:04
+3đ tặng
Một số nguyên nhân gây ra gãy xương bao gồm:
Chấn thương: té ngã, tai nạn xe cộ hoặc cản banh có thể dẫn đến gãy xương;
Loãng xương: rối loạn làm suy yếu và gây dễ vỡ xương;
Hoạt động quá nhiều: chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm mệt cơ bắp và tăng tác dụng lực lên xương, điều này có thể dẫn đến gãy xương.
1. Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
Khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi vì:
 
Vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. Còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lựong cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.
 
 
 
 
=> Nói khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi do cấu tạo thành phần xương khác nhau ở mỗi độ tuổi, từ đó tính chất của xương cũng có sự khác biệt. Cụ thể:
 
Ở trẻ em chưa thành niên, cấu trúc xương còn chưa chắc và rất dễ gặp phải tổn thương nếu chịu những tác động vật lý lớn từ bên ngoài gây xô lệch cấu trúc và gãy xương.
Ở những người già cao tuổi, lượng Canxi trong xương dần bị giảm, thành phần của xương lcus này chủ yếu là các muối vô cơ khiến xương giòn và dễ gãy. Đặc biệt những người cao tuổi thường hay mắc các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc tê bì chân tay cũng một phần bị ảnh hưởng bởi các chất này.
Ở tuổi vị thành niên và lứa tuổi thanh thiếu niên là lúc các cấu trúc bắt đầu hình thành một cách vững chắc. Đây được coi là thành trì mang lại sức khỏe xương dẻo dai và đàn hồi hơn. Tình trạng gãy xương cũng có thể ít gặp hơn trừ những trường hợp bị tai nạn nghiêm trọng. Còn đối với trường hợp gãy xương nhẹ hoặc trật khớp sẽ nhanh lành lặn hơn so với người ở các lứa tuổi khác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo