Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc với nhiều tác phẩm đồ sộ để lại cho đời. Ông vốn sinh ra trong gia đình giàu có, đại quý tộc làm quan nhiều đời. Tuy nhiên vì biến cố mà bố mẹ mất sớm, ông phải sống khổ sở và lưu lạc 10 năm. Chính những năm tháng không nơi nương tựa, tứ cố vô thân mà ông đã có cái nhìn sâu sắc về xã hội, cảm thương cho số phận con người trong đó có số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Nổi bật nhất trong các tác phẩm văn chương của ông chính là Truyện Kiều. Truyện có vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc với cốt truyện là Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du đã chuyển thể sang thơ lục bát bằng chữ nôm, với bút pháp tài hoa và tài năng thiên phú, ông đã cho ra đời tác phẩm Truyện Kiều chữ nôm vang danh thiên sử. Trong đó, trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là đỉnh cao nghệ thuật tả cảnh ngụ tình nói lên hoàn cảnh, tâm trạng của Kiều.
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Hai câu thơ trên ngầm diễn tả về tuổi xuân của Kiều, trước lầu ngưng bích Kiều đúng là đã bị “khóa xuân”. Khóa xuân hay có nghĩa là nàng cũng đã quá lứa xuân thì, tuổi xuân đã qua mà giờ đây lại còn bị bán vào lầu xanh mới bẽ bàng làm sao. Mặt khác nó cũng hiểu đúng theo lời hứa của tú bà đối với Thúy Kiều đó là sẽ giam lỏng nàng nhưng không bắt nàng tiếp khách. Như vậy, câu thơ dường như có chút than thở, buồn phiền của nàng kiều về tuổi xuân của mình. Nghe như có chút thở dài khi nàng ở Lầu ngưng bích và nhìn về phía trước.
Sang câu thơ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. chúng ta càng hiểu rằng, chỉ có nàng Kiều với lầu ngưng bích và với thiên nhiên mà thôi, không hề có một bóng dáng con người thứ hai. Có lẽ chỉ khi ban đêm xuống nàng mới có trăng làm bạn, mới nhìn rõ cảnh non xa. Đây chính là câu thơ tả cảnh ban đêm chỉ có Kiều,ánh trăng và núi cô đơn vô cùng.
Qua đây ta cũng hình dung ra lầu ngưng Bích khá cao. Từ trên cao, nàng có thể nhìn ra xa mọi thứ được, có thể cảm nhận thiên nhiên xung quanh.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Kiều thẫn thờ từ lầu Ngưng Bích nhìn ra xa chỉ thấy bốn bề là cồn cái là bụi hồng mà thôi. Trong thời gian này nàng chỉ biết ngắm cảnh, lấy thiên nhiên làm bạn. Nhưng thiên nhiên cũng quá đỗi xa, rộng khó chạm vào.
Cát vàng cồn nọ chính là những cồn cát vàng nổi lên ở gần bờ biển rất cao, nhìn xa xa như những ngọn núi cát. Cồn cát tuy không có ánh mặt trời chiếu vào nhưng nó có màu vàng vì cát già hoặc là cát tách từ những núi màu vàng.
Bụi hồng dặm kia là do Kiều nhìn từ xa có vẻ như là đường đi rất đông người nên bụi bay mù mịt hoặc có thể chỉ là gió thổi mạnh và thấy bụi bay chứ không rõ có phải đường hay không.
Qua hay câu thơ cho thấy Kiều cũng chỉ hình dung ra cảnh mơ hồ vì ở quá xa. Như vậy chứng tỏ Tú Bà đã giam lỏng Kiều ở một nơi mà khó có ai có thể thấy đồng thời nơi giam kiều khá cao cho nên cảnh vật Kiều nhìn thường xa, nhỏ bé và khó hình dung. Điều này làm cho Kiều dường như quá cô đơn lạc lõng giữa không gian. Không gian càng xa, càng nhỏ, càng khó nhận biết càng cho thấy con người quá nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn.
Ban đêm ở Lầu Ngưng Bích chỉ có ánh trăng và núi, ban ngày chỉ có cồn cát và bụi bay. Một người thê lương, một người cô đơn bị giam lỏng ở đây khi nhìn thấy toàn là cát với bụi thì sao tránh khỏi ngẫm nghĩ đến cuộc đời mình có khác gì cát bụi đâu. Đây chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Nhìn cảnh mà có thể biết được tâm trạng và hoàn cảnh của Kiều. Vốn dĩ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh thiên nhiên trong 4 câu thơ trên đều rất buồn cô đơn, trống vắng, lẻ loi. Cảnh thiên nhiên lại rất rộng lớn, mênh mông xung quanh chỉ trơ trọi cát và bụi mà không hề thấy sự sống. Như vậy con người lại càng nhỏ bé, cô đơn và dường như héo úa trong không gian này.
Chính cảnh thiên nhiên đó đã khiến cho Kiều có những suy nghĩ dưới đây:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Bẽ bàng ở đây hiểu đúng chính là chán ngán, buồn rầu. Đặt trong hoàn cảnh này thì giải nghĩa từ bẽ bàng như vậy là đúng nhất. Một số ý kiến cho rằng, bẽ bàng nghĩa là tủi hổ, là thẹn là xấu hổ… Nhưng trong hoàn cảnh nàng Kiều phải bán vào lầu xanh mà lại không hề phải tiếp khách, lại chỉ bị giam ở lầu Ngưng Bích vậy thì có gì mà phải xấu hổ? Vậy nên Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, nghĩa là nàng vô cùng ngán ngẩm, chán nản với cái cảnh sáng thì nhìn mây, tối thì nhìn đèn, cuộc sống nhàm chán lặpp đi lặp lại nhiều lần. Ý câu thơ cũng là tả được cuộc sống của lầu Ngưng Bích chỉ có thế thôi và nó cũng lột tả được tâm trạng của Kiều rất chán cuộc sống thế này, không có gì mới mẻ.
Sang câu thơ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng chúng ta có thể hiểu trong hoàn cảnh như thế này tấm lòng Kiều như bị xẻ làm đôi, Kiều có lúc nghĩ đến tình, có lúc nghĩ đến cảnh. Có thể nói, câu thơ muốn nói về tâm trạng rối bời của nàng Kiều, tâm trạng lúc này, lúc kia. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu nàng Kiều lúc vì tình mà ngắm cảnh, lúc vì cảnh mà sinh tình. Đây chính là cái tài của nhà thơ khi viết câu thơ có thể khiến chúng ta diễn tả theo nhiều nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt trong hoàn cảnh của Kiều để diễn tả cho chính xác.
Với bút pháp tả cảnh sinh tình rất linh hoạt đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Trong đó nổi lên trên cả đó chính là tâm trạng của nàng Kiều vô cùng chán nản, buồn rầu vì bị giam ở lầu Ngưng bích không bóng người qua lại, hàng ngày chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc đời nàng có khác gì cát bụi ngoài kia. Nếu không đồng cảm với Thúy Kiều có lẽ Nguyễn Du không thể lột tả hết được tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều. Chỉ với 6 câu thơ nhưng người đọc có thể hiểu được hoàn cảnh éo le của Kiều và tâm trạng chán chường của nàng ở nơi cô đơn, hiu quạnh này.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |