LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã dẫn tới nhiều tác động, ngoại trừ việc gì

Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã dẫn tới nhiều tác động, ngoại trừ việc gì
2 trả lời
Hỏi chi tiết
5.662
2
3
Chou
02/11/2021 09:34:04
+5đ tặng
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
Với thắng lợi này, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
NK BĂNG
02/11/2021 09:34:30
+3đ tặng

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.

Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược giải phóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc địa, dù tính chất phong kiến còn được duy trì một phần nhưng các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều chuyển động trong quỹ đạo của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ này đã hình thành nên những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đan xen rất phức tạp.

Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn. Do đó, quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu cao thuế nặng, chống khủng bố dã man, vừa phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của Đảng nhất là phải nhiều lần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng, vừa phải đẩy mạnh hoạt động “tự chỉ trích”, đấu tranh với tinh thần Bônsêvích để khắc phục những quan niệm cho rằng: Những nguyên lý về “giai cấp cách mạng” được coi như những giáo lý phải được tiếp thu vô điều kiện như chân lý bất biến khi vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt và phức tạp chống chủ nghĩa giáo điều, dập khuôn máy móc, chống chủ nghĩa chủ quan tách rời thực tiễn.

Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, mà theo nguyên tắc hoạt động của Đảng Cộng sản thì cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải do Đại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định. Trong thời kỳ 1930 – 1945 - thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Đảng phải hoạt động bí mật là chủ yếu, chính quyền thực dân liên tục, điên cuồng đàn áp khủng bố các tổ chức của Đảng nhất là Ban chấp hành Trung ương phải lập đi lập lại nhiều lần, giao thông liên lạc thường bị gián đoạn cho nên trong thời kỳ này Đảng ta không thể tiến hành Đại hội thường kỳ như quy định của Điều lệ Đảng để có thể phát huy trí tuệ của toàn Đảng trong việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị. Sau hội nghị hợp nhất thành lập Đảng 3/2/1930, trong thời kỳ này, Đảng ta chỉ tiến hành duy nhất Đại hội lần thứ I vào tháng 3/1935. Trong hoàn cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương có trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua đã xác định: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là quá trình phát triển lâu dài trải qua những thời kỳ, giai đoạn chiến lược khác nhau trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà trước tiên là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó, trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt xác định nhiệm vụ chiến lược là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; thu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp vận tải, ngân hàng…) của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông quản lý; giao hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo…; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ; dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Milky Nugget
cộng hòa nhân dân trung hoa bn ơi=)))

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư