Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích bài thơ Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu để trả lời cho câu hỏi tại sao nhà thơ lại sống vội vàng

Hãy phân tích bài thơ vội vàng của nhà thơ xuân diệu để trả lời cho câu hỏi tại sao nhà thơ lại sống vội vàng.
Help me, giúp mk với các bạn giỏi văn
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.774
1
0
Phạm Ngọc Na
10/03/2018 20:53:52
Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” khát yêu, thèm yêu, muốn được yêu đến say mê và cuồng nhiệt. Người đọc vẫn bắt gặp những vẫn thơ với nhịp điệu tha thiết, vội vàng, gấp gáp như một nỗi sợ thời gian trôi, sợ tình yêu đi mất và sợ tuổi trẻ trôi qua. Bài thơ “Vội vàng” là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Ngay từ đầu bài thơ cái “tôi” Xuân Diệu được bộc lộ rất rõ ràng và đầy mãnh liệt:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt nữa
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Những khát khao “phi lí” ấy lại tạo nên một cái tôi cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn. Tác giả không dùng đại từ “ta” mà lại dùng “tôi” như để khẳng định mình, khẳng định khát khao cháy bỏng “đoạt” lấy thiên nhiên đất trời. Xuân Diệu muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Bởi ông hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai. Xuân Diệu không muốn những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời mất đi. Ông muốn lưu giữ nó bên mình để được thưởng thức một cách trọn vẹn, mãi mãi. Thực sự đọc những vần thơ đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu như thế này, người đọc dường như cũng đang say và đang khát khao cùng tác giả.
Mạch cảm xúc được chuyển tiếp sang một bức tranh tình yêu tràn đầy màu sắc:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu dường như đang thổi hồn vào từng câu, từng chữ của đoạn thơ khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn. Bức tranh thiên nhiên tươi vui, đầy màu sắc đang tràn ra qua từng câu thơ. Điệp từ “này đây” bộc lộ niềm vui tơi phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong khung cảnh tuyệt vời như thế này. Lòng tràn đầy rạo rực và tin yêu. Có lẽ mùa xuân trong thơ Xuân Diệu có sự phá cách khá độc đáo khi tác giả nhìn mùa xuân là “tuần tháng mật” ngào ngào và mê đắm. Mùa xuân đẹp là thế, thiên nhiên rạo rực như vậy nhưng bỗng nhiên Xuân Diệu chuyển đổi cảm xúc và giọng thơ như nhanh và vội hơn:
Xuân đang đến nghĩa là xuân sẽ qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Đến đây người đọc nhận ra một ý niệm thời gian rất thi vị của Xuân Diệu, và đồng nghĩa với việc chính bản thân ông đang lo lắng khi thời gian trôi đi. Ông bắt đầu sợ, cuống cuồng vì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu rồi cũng qua đi. Ý niệm về thời gian đối với Xuân Diệu là một chiều, một đi không trở lại. CHính sự khắc nghiệt này mới khiến nhà thơ thấy mình thật bé nhỏ:
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Câu thơ này dường như càng khắc nghiệt hơn vì tác giả tự “vận” mình vào mùa xuân. Bởi rằng với ông đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, khi mùa xuân tuổi trẻ qua đi thì coi như hết.
Lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chất
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Con người vẫn luôn khát khao sống, khát khao yêu nồng cháy nhưng thời gian có hạn. Vạn vật chuyển biến, tuổi trẻ cứ vơi cạn đi theo năm tháng. Tác giả nuối tiếc, tiếc vì không được sống thêm không được nhiệt huyết hơn nữa. Có lẽ Xuân Diệu là một nhà thơ có cái nhìn chân thực và đầy mới mẻ về tuổi trẻ của con người.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Đến đây dường như người đọc càng nhận ra triết lý về thời gian sâu sắc. Mùa xuân rồi sẽ trở lại, đất trời lại rạo rực và đẹp đẽ như thế nhưng tuổi trẻ của con người lại vĩnh viên trôi qua không trở lại. Đây là điều tàn nhẫn nhất mà Xuân Diệu không muốn đối mặt.
Sang khổ thơ tiếp theo, giọng thơ trở nên gấp gáp, vội vàng, hay chính tác giả đang quá gấp, quá vội, quá sợ thời gian trôi đi:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều
Nỗi mong muốn, khát khao của tác giả được đẩy đến đỉnh điểm khi trời đất chuyển giao từng ngày và tuổi trẻ cạn vơi dần. Điệp từ “ta muốn” đã “bật” lên nỗi khát khao cháy bóng, muốn sống, muốn yêu, muốn đi ngược với tự nhiên và tạo hóa để đoạt lấy tuổi trẻ. Và nỗi khát khao ấy đã dồn nén ở câu thơ cuối:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Khát khao đã không còn là khát khao nữa mà là muốn chiếm đoạt, muốn giữ lấy cho riêng mình mùa xuân của tuổi trẻ.
Thật vậy bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu với cách dùng từ ngữ trau chuốt, hình ảnh mượt mà cùng giọng thơ gấp gáp, vội vàng đã hình thái ý niệm thời gian sâu sắc đối với người đọc. Tuổi trẻ và tình yêu là những thứ mà chúng ta cần phải gìn giữ, chứ không phải để nó trôi qua vô nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trịnh Quang Đức
10/03/2018 20:54:22
Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” khát yêu, thèm yêu, muốn được yêu đến say mê và cuồng nhiệt. Người đọc vẫn bắt gặp những vẫn thơ với nhịp điệu tha thiết, vội vàng, gấp gáp như một nỗi sợ thời gian trôi, sợ tình yêu đi mất và sợ tuổi trẻ trôi qua. Bài thơ “Vội vàng” là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Ngay từ đầu bài thơ cái “tôi” Xuân Diệu được bộc lộ rất rõ ràng và đầy mãnh liệt:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt nữa
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Những khát khao “phi lí” ấy lại tạo nên một cái tôi cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn. Tác giả không dùng đại từ “ta” mà lại dùng “tôi” như để khẳng định mình, khẳng định khát khao cháy bỏng “đoạt” lấy thiên nhiên đất trời. Xuân Diệu muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Bởi ông hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai. Xuân Diệu không muốn những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời mất đi. Ông muốn lưu giữ nó bên mình để được thưởng thức một cách trọn vẹn, mãi mãi. Thực sự đọc những vần thơ đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu như thế này, người đọc dường như cũng đang say và đang khát khao cùng tác giả.
Mạch cảm xúc được chuyển tiếp sang một bức tranh tình yêu tràn đầy màu sắc:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu dường như đang thổi hồn vào từng câu, từng chữ của đoạn thơ khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn. Bức tranh thiên nhiên tươi vui, đầy màu sắc đang tràn ra qua từng câu thơ. Điệp từ “này đây” bộc lộ niềm vui tơi phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong khung cảnh tuyệt vời như thế này. Lòng tràn đầy rạo rực và tin yêu. Có lẽ mùa xuân trong thơ Xuân Diệu có sự phá cách khá độc đáo khi tác giả nhìn mùa xuân là “tuần tháng mật” ngào ngào và mê đắm. Mùa xuân đẹp là thế, thiên nhiên rạo rực như vậy nhưng bỗng nhiên Xuân Diệu chuyển đổi cảm xúc và giọng thơ như nhanh và vội hơn:
Xuân đang đến nghĩa là xuân sẽ qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Đến đây người đọc nhận ra một ý niệm thời gian rất thi vị của Xuân Diệu, và đồng nghĩa với việc chính bản thân ông đang lo lắng khi thời gian trôi đi. Ông bắt đầu sợ, cuống cuồng vì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu rồi cũng qua đi. Ý niệm về thời gian đối với Xuân Diệu là một chiều, một đi không trở lại. CHính sự khắc nghiệt này mới khiến nhà thơ thấy mình thật bé nhỏ:
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Câu thơ này dường như càng khắc nghiệt hơn vì tác giả tự “vận” mình vào mùa xuân. Bởi rằng với ông đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, khi mùa xuân tuổi trẻ qua đi thì coi như hết.
Lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chất
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Con người vẫn luôn khát khao sống, khát khao yêu nồng cháy nhưng thời gian có hạn. Vạn vật chuyển biến, tuổi trẻ cứ vơi cạn đi theo năm tháng. Tác giả nuối tiếc, tiếc vì không được sống thêm không được nhiệt huyết hơn nữa. Có lẽ Xuân Diệu là một nhà thơ có cái nhìn chân thực và đầy mới mẻ về tuổi trẻ của con người.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Đến đây dường như người đọc càng nhận ra triết lý về thời gian sâu sắc. Mùa xuân rồi sẽ trở lại, đất trời lại rạo rực và đẹp đẽ như thế nhưng tuổi trẻ của con người lại vĩnh viên trôi qua không trở lại. Đây là điều tàn nhẫn nhất mà Xuân Diệu không muốn đối mặt.
Sang khổ thơ tiếp theo, giọng thơ trở nên gấp gáp, vội vàng, hay chính tác giả đang quá gấp, quá vội, quá sợ thời gian trôi đi:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều
Nỗi mong muốn, khát khao của tác giả được đẩy đến đỉnh điểm khi trời đất chuyển giao từng ngày và tuổi trẻ cạn vơi dần. Điệp từ “ta muốn” đã “bật” lên nỗi khát khao cháy bóng, muốn sống, muốn yêu, muốn đi ngược với tự nhiên và tạo hóa để đoạt lấy tuổi trẻ. Và nỗi khát khao ấy đã dồn nén ở câu thơ cuối:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Khát khao đã không còn là khát khao nữa mà là muốn chiếm đoạt, muốn giữ lấy cho riêng mình mùa xuân của tuổi trẻ.
Thật vậy bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu với cách dùng từ ngữ trau chuốt, hình ảnh mượt mà cùng giọng thơ gấp gáp, vội vàng đã hình thái ý niệm thời gian sâu sắc đối với người đọc. Tuổi trẻ và tình yêu là những thứ mà chúng ta cần phải gìn giữ, chứ không phải để nó trôi qua vô nghĩa.
1
0
Trịnh Quang Đức
10/03/2018 20:55:07
Xuân Diệu được biết đến là “ông hoàng” của thơ tình yêu đã làm say mê tâm hồn bao bạn đọc trẻ tuổi. Sức hấp dẫn trong thơ Xuân Diệu chính là cái náo nức, cái xôn xao, cái đắm say cuồng nhiệt với cuộc đời, với tình yêu của một tâm hồn trẻ trung luôn khát khao được sống trọn vẹn. Bài thơ “Vội vàng” chính là một ví dụ tiêu biểu như thế.
Ngay từ đầu bài thơ đã bộc lội một cái tôi đầy khao khát và mãnh liệt:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt nữa
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Chỉ với một tâm hồn yêu đời đến mãnh liệt mới có một niềm khao khát muốn giữ lấy tất cả những hương sắc trần gian táo bạo đến thế. Tác giả không xưng “ta” mà lại dùng “tôi” như để khẳng định cái tôi cá nhân của mình, khẳng định khát khao cháy bỏng muốn “đoạt” lấy thiên nhiên đất trời để làm của riêng. Bởi thi sĩ hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai. Xuân Diệu không muốn thấy những vẻ đẹp tự nhiên ấy bị mất đi. Nhà thơ muốn lưu giữ nó bên mình để được ngắm nhìn và thưởng thức một cách trọn vẹn và mãi mãi.
Những dòng thơ tiếp theo như tuôn theo mạch cảm xúc dạt dào của một tình yêu say đắm với những thanh sắc của cuộc đời:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu đã diễn tả một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi vui và đầy màu sắc. Bức tranh mùa xuân ấy giống như một “thiên đường trên mặt đất” vậy. Điệp từ “này đây” được lặp lại trong các câu thơ bộc lộ niềm vui hân hoan, say mê của tác giả khi được đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời như thế. Có lẽ mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là mùa xuân độc đáo nhất khi mà nhà thơ gọi mùa xuân là “tuần tháng mật” đầy ngào ngào và mê đắm.
Mùa xuân tươi vui là thế, thiên nhiên đầy màu sắc tuyệt diệu là thế vậy mà bỗng dưng Xuân Diệu lại chuyển đổi cảm xúc với giọng thơ chùng xuống:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Câu thơ bị ngắt làm hai diễn tả niềm vui sướng tận hưởng ấy không được trọn vẹn. Bởi nhà thơ nhận ra rằng, điều sung sướng ấy thật ngắn ngủi biết bao:
Xuân đang đến nghĩa là xuân sẽ qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Ở đây người đọc nhận ra một ý niệm về thời gian rất thi vị của Xuân Diệu. Ý niệm về thời gian đối với Xuân Diệu là một chiều, là một đi không trở lại. Chính vì nhà thơ biết rằng thời gian sẽ trôi đi, cái non trẻ, thắm tươi rồi sẽ chẳng mấy chốc mà già nua, héo úa. Và chính vì thế cho nên Xuân Diệu mới lo lắng và cảm nhận thấy cái phũ phàng khi thời gian trôi đi.
Vạn vật chuyển biến theo thời gian, tuổi trẻ cũng trôi dần đi theo năm tháng. Mùa xuân có thể vẫn quay trở lại nhưng tuổi trẻ của một người thì chỉ có lần mà thôi. Vì thế nhà thơ nuối tiếc tuổi trẻ của mình, tiếc một thời nhiệt huyết, đắm say chẳng dễ gì mà có được:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Đến đây người đọc càng nhận ra một triết lý sâu sắc về thời gian. Và có lẽ Xuân Diệu là một nhà thơ có cái nhìn đầy mới mẻ và chân thực nhất về thời gian tạo vật và tuổi trẻ của con người. Mùa xuân rồi sẽ trở lại, tao vật sẽ lại rực rỡ và đẹp tươi nhưng tuổi trẻ của con người thì trôi qua vĩnh viễn không quay trở lại. Đây chính là điều tàn nhẫn nhất mà Xuân Diệu không muốn đối mặt.
Chính vì lo sợ thời gian trôi đi và tuổi trẻ không quau trở lại nữa cho nên nhà thơ mới vội vàng, gấp gáp tận hưởng và khát khao sống nhiệt huyết, say mê hơn:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều
Và non nước, và cây. Và cỏ rạng.
Điệp từ “ta muốn” đã bật lên khát khao được yêu, được sống cháy bỏng của nhà thơ. Nhà thơ khao khát được “ôm”, được thâu tóm cả đất trời trong đôi tay quấn riết: nào mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, nào non nước, cỏ cây… để tận hưởn “cho chuếnh choáng”, “cho đã đầy”, “cho no nê” mới thỏa lòng thỏa dạ. Mạch cảm xúc ấy đã đi đến tận cùng của nỗi si mê và cuồng bạo trong câu thơ cuối bài:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Vì sự vội vàng, gấp gáp mà nhà thơ không chỉ dừng lại ở khát khao nữa mà là mong muốn chiếm đoạt, muốn giữ lấy cho riêng mình mùa xuân của tuổi trẻ.
Bài thơ là nỗi niềm của một tâm hồn khao khát sống, khao khát yêu đến cuồng si. Tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống là những món quà mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta, cần phải được gìn giữ và trân trọng, chứ không phải để nó trôi qua một cách vô nghĩa. Bài thơ “Vội vàng” vì thế mà trở thành bài ca tình yêu cuộc sống giàu ý nghĩa nhân văn. Và thơ Xuân Diệu cũng vì thế mà vẫn trẻ mãi với thời gian!
-5sao nha-

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư