GIỐNG NHAU:
– Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên.
– Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển.
– Áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, làm cho cả 2 triều đại đều suy yếu và sụp đổ.
KHÁC NHAU:
* HỒI GIÁO ĐÊ-LI:
– Năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ và lập ra vương triều Hồi giáo Đê-li
– Chính sách cai trị:
+ Truyền bá, áp đặt đạo hồi, tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại.
+ Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo.
+ Văn hóa: văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ, xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô Đêli thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới.
* HỒI GIÁO MÔGÔN:
– Vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ) đến xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương triều Mô-gôn (1526-1707)
– Chính sách cai trị: các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa, xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triển mới dưới thời vua Acơba (1556-1605)
+ Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc.
+ Đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí, thống nhất đơn vị đo lường.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.