Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
“Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết.
Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày mầu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh "đá trăm" xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo: "Không đau, nó ê ra rồi". Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học. Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ.
Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi.”
(Trích hồi kí “Tuổi thơ im lặng” - Duy Khán)
4.Dòng nào nêu đúng đặc điểm hồi kí được thể hiện ở đoạn trích trên?
Ghi lại các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả
Ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.
Ghi lại một cách tự do những suy nghĩ tình cảm, cảm xúc của tác giả về con người, sự việc cụ thể
Ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả trải qua
5.Nội dung chính của đoạn trích trên là
Những suy ngẫm của con về cuộc đời mẹ
Sự vất vả cực nhọc của người mẹ và sự thấu hiểu, lo lắng của người con.
Bộc lộ cảm xúc về nỗi vất vả mà mẹ phải chịu đựng
Tả đôi vai của mẹ chịu nhiều vất vả, khó nhọc
6.Hãy nêu những hình ảnh chi tiết cho thấy sự vất vả cực nhọc của người mẹ?
(1) “vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh.”;
(2) “Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi.”
(3) “Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn.”. “Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học.”
(4) Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ
(1), (3), (4)
(1), (2), (4)
(2), (3), (4)
(1), (2), (3)
7.Câu 4: Từ “Lưng ” trong câu: “Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi” và “Lưng núi ” thuộc hiện tượng nào ?
Từ đồng âm
Từ đa nghĩa
Từ trái nghĩa
Từ đồng nghĩa
8.Ý nào sau đây không phải là thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc?
Hãy luôn biết vâng lời mẹ
Hãy biết quí trọng mẹ
Hãy luôn biết ơn mẹ
Hãy biết yêu thương mẹ
9.Trong câu văn: Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi.Em hiểu bao nhiêu thứ mà người thường không thể gánh nổi là gì ?
Những điều mong ước cho gia đình
Những lo toan vất vả để nuôi con khôn lớn
Những vui buồn mẹ mang theo suốt cuộc đời
Những yêu thương và hi sinh thầm lặng
10.Dòng nào sau đây nói đúng về việc dùng từ mượn trong đoạn trích trên?
Không dùng từ mượn
Có dùng từ mượn
Không sử dụng từ Hán Việt
Có sử dụng từ tiếng Anh
11.Từ mỏng manh trong câu văn: Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi. là từ láy, đúng hay sai?
Sai
Đúng
12.Từ đoạn trích trên em thấy ý nào sau đây không nói lên vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc đời mỗi con người?
Là nơi sinh sống của mỗi con người, nơi ta sinh ra và lớn lên, có bạn bè và người thân
Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người, chắp cánh ước mơ và khát vọng
Là điểm tựa vững chắc cho mỗi con người trong hành trình cuộc đời
Là nơi gần gũi thân yêu nhất, nuôi dưỡng từ thơ ấu đến trưởng thành
13.Đoạn trích giúp em suy ngẫm về trách nhiệm đúng đắn của mỗi cá nhân trong gia đình là:
(1) Mỗi người đều cần có ý thức xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc
(2) Mỗi người con phải biết giúp đỡ cha mẹ, chia sẻ công việc chung
(3) Mỗi người con phải thấu hiểu những vất vả, lo toan, của cha mẹ
(4) Mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình
(1), (2), (3)
(2), (3), (4)
(1), (2), (4)
(1), (3), (4)
Quay lại
Tiếp theo
0 Xem trả lời
1.265