LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra Toán 9 Chương 2 Hình học (Đề 6) - Đề kiểm tra Toán 9 Chương Chương 2 Hình học (Đề 6)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
220
0
0
Phạm Minh Trí
07/04/2018 14:21:12

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì 1 (Đề 20)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Vật nào dưới đây sẽ trở thành nam châm vĩnh cửu khi được đặt vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua?

A. Thanh thép.    B. Thanh đồng.    C. Thanh sắt non.    D. Thanh nhôm.

Câu 2:Chọn câu phát biểu đúng.

A. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc , bên ngoài thanh nam châm: đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

B. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bổ xung quanh nam châm.

C. Ở các đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa, cho biết từ trường yếu.

D. Các câu phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 3:Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm?

A. Các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau.

B. Các cực khác tên thì hút nhau, các cực cùng tên cũng hút nhau.

C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau, song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng ở gần nhau.

D. Các cực hút nhau hay đẩy nhau tùy theo điều kiện cụ thể.

Câu 4:Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Khi đặt hai (1)...gần nhau. Các cực cùng tên (2)...

A. (1) Điện tích    (2) đẩy nhau

B. (1) Điện tích     (2) hút nhau

C. (1) Nam châm    (2) hút nhau

D. (1) Nam châm    (2) đẩy nhau

Câu 5:Người ta quy ước vẽ các đường sức từ như thế nào để biểu diễn độ mạnh yếu của từ trường tại mỗi điểm?

A. Độ mau thưa của đường sức

B. Độ đậm nhạt của đường sức

C. Dùng mũi tên vẽ trên các đường sức

D. Dùng màu sắc của các đường sức

Câu 6:Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của quy tắc nắm tay phải?

A. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

B. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.

C. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ bên trong lòng ống dây.

D. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 7:Từ phổ là gì?

A. Lực từ tác dụng lên kim nam châm.

B. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

C. Các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm.

D. Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện.

Câu 8:Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một nam châm điện mạnh trong thời gian rất ngắn rồi lại đưa ra xa.

B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một nam châm điện mạnh trong thời gian rất ngắn rồi lại đưa ra xa.

C. Một thanh bằng thép được đưa lại gần một nam châm điện mạnh trong thời gian rất dài rồi lại đưa ra xa.

D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện với cường độ lớn trong thời gian dài rồi lại đưa ra xa.

Câu 9:Trong thí nghiệm phát hiện từ trường của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào để hiện tượng xảy ra dễ quan sát nhất?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.

B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm.

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Câu 10:Lực nào sau đây là lực điện từ, chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Lực tương tác của nam châm lên kim nam châm.

B. Lực tương tác của nam châm điện lên sắt, thép.

C. Lực tương tác giữa các nam châm điện.

D. Lực của từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:A

Thanh thép sẽ trở thành nam châm vĩnh cửu khi được đặt vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu 2:D

Các câu phát biểu A, B, C đều đúng, vì thế ta chọn D.

Câu 3:C

Khi hai nam châm tương tác các cực khác tên thì hút nhau, các cực cùng tên thì đẩy nhau.

Câu 4:D

Câu thích hợp là: Khi đặt hai nam châm gần nhau. Các cực cùng tên đẩy nhau.

Câu 5:A

Người ta quy ước vẽ độ mau thưa (dày, thưa) của đường sức từ để biểu diễn độ mạnh yếu của từ trường tại mỗi điểm.

Câu 6:A

Nội dung quy tắc nắm tay phải là: Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 7:B

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

Câu 8:C

Một thanh bằng thép được đưa lại gần một nam châm điện mạnh trong thời gian rất dài rồi lại đưa ra xa thì nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu.

Câu 9:B

Trong thí nghiệm phát hiện từ trường của dòng điện, dây dẫn Ab được bố trí song song với kim nam châm để hiện tượng xảy ra dễ quan sát nhất.

Câu 10:D

Lực điện từ là lực tác dụng của từ trường lên dòng điện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư