Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Alexander Đại đế

2 trả lời
Hỏi chi tiết
809
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
13/04/2017 09:00:20
Alexander đệ tam của Vương quốc Macedonia (356-323 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên gọi Alexander Đại đế, đã một tay thay đổi cả bản chất của thế giới cổ đại chỉ trong vòng hơn một thập niên.

Alexander sinh ra ở Pella, thủ đô cổ đại của Macedonia vào tháng 7 năm 356 trước Công nguyên (TCN). Ông là con của Vua Philip đệ nhị của Macedonia và công chúa Olympias xứ Ipiros. Alexander lớn lên dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle. Năm 336 TCN, vua Philip bị ám sát và Alexander kế thừa một vương quốc hùng mạnh nhưng đầy bất ổn. Ông nhanh chóng giải quyết hết kẻ thù ở trong nước và xác lập lại quyền lực của người Macedonia tại Hy Lạp. Sau đó ông lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ.

Vượt qua mọi trở ngại khó khăn, Alexander đã dẫn dắt quân đội của mình tới những chiến thắng trên khắp lãnh thổ của người Ba Tư tại bán đảo Tiểu Á, Syria và Ai Cập mà không một lần phải nếm trải mùi chiến bại. Chiến thắng vĩ đại nhất của ông là Trận chiến Gaugamela (năm 331 TCN), nơi hiện nay là miền bắc Iraq. Vị vua trẻ của Macedonia, người trị vì Hy Lạp, chúa tể bán đảo Tiểu Á và vị pharaoh của Ai Cập đã trở thành “hoàng đế vĩ đại” của Ba Tư ở tuổi 25.

Trong tám năm tiếp theo, trên cương vị một hoàng đế, kiêm chỉ huy quân sự, chính trị gia, học giả và người thám hiểm, Alexander đã đưa đội quân của mình đi xa thêm 11.000 dặm (khoảng 18.000 kilomet), lập nên 70 thành phố và tạo dựng một đế chế trải khắp ba lục địa và bao phủ khoảng hai triệu dặm vuông (tương đương hơn năm triệu kilomet vuông). Bắt đầu từ Hy Lạp ở phía tây, cho tới sông Danube ở phía bắc, Ai Cập ở phía nam, và trải dài theo phía đông cho tới vùng Punjab của Ấn Độ, toàn bộ khu vực này được kết nối trong một mạng lưới thương mại và buôn bán quốc tế rộng lớn. Mạng lưới này được thống nhất bởi ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp, trong khi bản thân vị hoàng đế lại tiếp nhận và áp dụng những phong tục ngoại lai để cai trị hàng triệu thần dân đa sắc tộc.

Alexander được ghi nhận là một thiên tài quân sự, người luôn luôn dẫn đầu nêu gương, dẫu rằng niềm tin vào sức mạnh vô địch thiên hạ của ông đồng nghĩa với việc vị vua này đôi khi tỏ ra khinh suất với chính tính mạng của mình và quân lính. Trong suốt 13 năm Alexander cai trị với những cuộc chiến liên miên, quân đội của ông mới chỉ một lần duy nhất từ chối theo chân ông ra trận mạc, thể hiện lòng trung thành do chính ông hun đúc.

Alexander qua đời sau một cơn sốt cao tại Babylon vào tháng 6 năm 323 TCN (ở tuổi 33).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Jack Pham
03/09/2020 08:49:33

Alexander đệ tam của Vương quốc Macedonia (356-323 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên gọi Alexander Đại đế, đã một tay thay đổi cả bản chất của thế giới cổ đại chỉ trong vòng hơn một thập niên.

Alexander sinh ra ở Pella, thủ đô cổ đại của Macedonia vào tháng 7 năm 356 trước Công nguyên (TCN). Ông là con của Vua Philip đệ nhị của Macedonia và công chúa Olympias xứ Ipiros. Alexander lớn lên dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle. Năm 336 TCN, vua Philip bị ám sát và Alexander kế thừa một vương quốc hùng mạnh nhưng đầy bất ổn. Ông nhanh chóng giải quyết hết kẻ thù ở trong nước và xác lập lại quyền lực của người Macedonia tại Hy Lạp. Sau đó ông lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ.

Vượt qua mọi trở ngại khó khăn, Alexander đã dẫn dắt quân đội của mình tới những chiến thắng trên khắp lãnh thổ của người Ba Tư tại bán đảo Tiểu Á, Syria và Ai Cập mà không một lần phải nếm trải mùi chiến bại. Chiến thắng vĩ đại nhất của ông là Trận chiến Gaugamela (năm 331 TCN), nơi hiện nay là miền bắc Iraq. Vị vua trẻ của Macedonia, người trị vì Hy Lạp, chúa tể bán đảo Tiểu Á và vị pharaoh của Ai Cập đã trở thành “hoàng đế vĩ đại” của Ba Tư ở tuổi 25.

Trong tám năm tiếp theo, trên cương vị một hoàng đế, kiêm chỉ huy quân sự, chính trị gia, học giả và người thám hiểm, Alexander đã đưa đội quân của mình đi xa thêm 11.000 dặm (khoảng 18.000 kilomet), lập nên 70 thành phố và tạo dựng một đế chế trải khắp ba lục địa và bao phủ khoảng hai triệu dặm vuông (tương đương hơn năm triệu kilomet vuông). Bắt đầu từ Hy Lạp ở phía tây, cho tới sông Danube ở phía bắc, Ai Cập ở phía nam, và trải dài theo phía đông cho tới vùng Punjab của Ấn Độ, toàn bộ khu vực này được kết nối trong một mạng lưới thương mại và buôn bán quốc tế rộng lớn. Mạng lưới này được thống nhất bởi ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp, trong khi bản thân vị hoàng đế lại tiếp nhận và áp dụng những phong tục ngoại lai để cai trị hàng triệu thần dân đa sắc tộc.

Alexander được ghi nhận là một thiên tài quân sự, người luôn luôn dẫn đầu nêu gương, dẫu rằng niềm tin vào sức mạnh vô địch thiên hạ của ông đồng nghĩa với việc vị vua này đôi khi tỏ ra khinh suất với chính tính mạng của mình và quân lính. Trong suốt 13 năm Alexander cai trị với những cuộc chiến liên miên, quân đội của ông mới chỉ một lần duy nhất từ chối theo chân ông ra trận mạc, thể hiện lòng trung thành do chính ông hun đúc.

Alexander qua đời sau một cơn sốt cao tại Babylon vào tháng 6 năm 323 TCN (ở tuổi 33).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Đại học mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k