LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vai trò thực tiễn đối với nhận thức? Hãy chứng minh rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu lịch sử? Vì sao nói văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội?

Bài tập chính trị tốt nghiệp vùi lòng giúp với...?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
7.415
7
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
13/04/2017 07:10:01
Câu 1
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực,
mục đích của nhận thức và là cơ sở của chân lý.

a) Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực của nhận thức
- Con người muốn tồn tại thì phải lao động sx để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người, muốn lao động sx con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.

- Trong hoạt động thực tiễn , con người dung cac song cụ, các phương tiện để tác động vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động; con người nắm bắt lấy các đặc điểm thuộc tính đó, dần dần hình thành tri thức về thế giới.

- Trong hoạt động thực tiễn, con ngườidần tự hoàn thiện bản than mình, các giác quan của con người ngày càng phát triển. do đó, làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.

- Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thì đông lực cơ bản của nhận thức là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn con người đã vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn và thất bại. Điều đó buộc con người phải giải đáp những câu hỏi do thực tiễn đặt ra. Ănghen nói: Chính thực tiễn đã “đặt hàng” cho cac nhà khoa học phải giải đáp những bế tắc của thực tiễn (ngày càng nhiều ngành khoa học mới ra đời để đấp ứng yêu cầu của thực tiễn như KH vật liệu mới, KH đại dương, KH
vũ trụ…)

- Trong hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra các công cụ, phương tiện có tác dụng nối dài các giác quan, nhờ vậy làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.

b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức:  Mục đích của mọi nhận thức không phải vì bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn nhằm cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội vì nhu cầu của con người. Mọi lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn.

c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Làm sao để nhận biết được nhận thức của con người đúng hay sai? Tiêu chuẩn để đánh giá cuối cùng không nằm trong lý luận, trong nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận thức được xác nhận là đúng, nhận thức đó sẽ trở thành chân lý.

Tuy nhiên cũng có trường hợp không nhất thiết phải qua thực tiễn kiểm nghiệm mới biết nhận thức đó là đúng hay sai, mà có thể thông qua quy tắc logic vẫn có thể biết được nhận thức đó là thế nào. Nhưng xét đến cùng thì những nguyên tắc đó cũng đã được chứng minh từ trong thực tiễn.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối:

Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn có khả năngg xác định cái đúng, bác bỏ cái sai.

Là tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễn không đứng yên một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
13/04/2017 07:12:29
Câu 6
Có thể nói văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội là vì nếu muốn một quốc gia nào đó phát triển thỉ quốc gia đó phải học ở các quốc gia khác phát triển hơn mình về xã hội, cách thức làm phát triển kinh tế, và về cách ngành khác như du lịch... ngoài ra để có thể làm được như vậy quốc gia đó phải có bước chuẩn bị đầu tiên là nền tảng giáo dục và văn hóa vững chắc và có thể đào tạo ra những người sẽ có thể gánh vác tương lai cho đất nước của mình, đi và học hỏi các nước khác. 
Việt Nam cần phải có những biện pháp thiết thực hơn trong việc giáo dục văn hóa và xã hội cho thế hệ mai sau của đất nước. Ngoài ra Việt Nam cũng cần phải học tập rất nhiều ở các nước bạn khác, bên cạnh đó Việt Nam cũng cần phải cố gắng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đã có của đất nước Việt Nam.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
13/04/2017 09:03:02
​Câu 4
Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Năm 1858, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

Cho đến cuối thế kỷ XIX, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra và lan rộng khắp cả nước. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.

Sang đầu thế kỷ XX, dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội nước ta có sự chuyển biến và phân hóa mạnh mẽ. Do ảnh hưởng của “Tân thư” ở Trung Quốc và trào lưu cải cách ở Nhật Bản, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Đại biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, với phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân… nhưng tất cả đều bị dập tắt do chưa có hướng đi đúng. Hệ tư tưởng tư sản cũng không lãnh đạo được phong trào chống Pháp.

Trước sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối, sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc Việt Nam là phải tìm con đường cứu nước đúng đắn. Phong trào yêu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi phải đi theo một con đường mới.

* Bối cảnh thời đại:
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Chúng đã xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

Thắng lợi cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm “thức tỉnh các dân tộc Châu Á”. Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa.

Tháng 3 năm 1919 Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ 3) ra đời, chủ trương đoàn kết phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa Phương Tây và phong trào giải phóng thuộc địa phương Đông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
b. Những tiền đề tư tưởng  - lý luận khách quan hình thành tưởng tử HCM:

​* Giá trị truyền thống dân tộc:
Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất; tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng; ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách; trí thông minh, tài sáng tạo quý trọng hiền tài, khiêm tốn… là tiền đề tư tưởng, Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng hồ chí minh. Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng cao quý nhất, trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước có trong mỗi con người Việt Nam, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam và là chuẩn mực đạo đức cơ bản của cả dân tộc. Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

* Tinh hoa văn hóa nhân loại:
Văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo. Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng; là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.

Hồ Chí Minh còn tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, nếp sống có đạo đức, bình đẳng, dân chủ, đề cao lao động, chống lười biếng… của Phật giáo. Ngoài ra, Người còn tiếp thu tư tưởng của Lão Tử, Mạc Tử, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Văn hóa phương Tây: Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây; những giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp và các giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập Mỹ.

* Chủ nghĩa Mác- Lênin:
Trước sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc, xuất phát từ lòng yêu nước, Nguyễn Tất Thành quyết định rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước. Thực tiễn trong gần 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, nhất là sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (7/1920) Nguyễn Ái Quốc đã: “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng,…vui mừng đến phát khóc…” vì đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Như vậy, chính Luận cương của Lênin đã nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng.

Chủ nghĩa Mác- Lênin là thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước. Đó là con đường cách mạng vô sản.

Hồ Chí Minh coi việc tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin trước hết phải nắm vững phương pháp biện chứng; phải vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
0
1
Phan Thanh Doanh
13/04/2017 21:50:42
ai giải tiếp mấy câu còn lại với ( 2,3,5,7,) ths

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư