Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Áng văn yêu nước trong bài Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi

2 trả lời
Hỏi chi tiết
7.166
5
1
Cô Pé Thiên Yết
07/03/2018 19:46:50
- “Bình Ngô đại cáo” là một bản hùng ca xuất sắc về nội dung và nghệ thuật. Bài văn ca ngợi đất nước và dân tộc với lối văn trong sáng, tràn đầy sức mạnh của lòng tự tin và tự hào.
“Như nước Đại Việt ta từ trước... Chứng cứ còn ghi”.
- Một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược:
“Nướng dân đen... Ai. bảo thần dân chịu được” (phân tích đế thấy rõ lòng căm thù sôi sục của tác giả).
- Nỗi niềm trăn trở lo âu cho vận mệnh của đất nước thể hiện tình yêu nước thương dân sâu sắc:
“Ngẫm thù lớn... Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”.
- Cảm xúc dạt dào khi diễn tả thời cơ của khởi nghĩa, khi tập hợp được lực lượng nhân dân, khi lực lượng nghĩa quân đá phát triển:
“Nhân dân bốn cõi một nhà... chén rượu, ngọt ngào”.
- Chiến lược chiến thuật tài tình cho áng văn chương bất hủ này.
“Thể trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh...”
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn...”
- Các câu tường thuật chiến thắng là những lời hào hùng nhất, như có sức mạnh xô núi lấp biển:
“Trận Bồ Đằng... nhơ để ngàn năm"
“Ngày mười tám..."
“Gươm mài đá...”
- Kết thúc bài cáo là những lời ca trang trọng và tươi vui nhất, là niềm hạnh phúc dạt dào.
=>Tư tưởng nhân nghĩa là nguồn gốc của giá trị văn chương, đấy chính là cái bệ phóng để đưa tác phẩm từ quá khứ vào tương lai. Nghệ thuật cấu trúc văn bản và dùng từ là đôi cánh để nâng cao tác phẩm hơn nữa, để đưa tác phẩm bay mãi về phía trước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
17
4
Trịnh Quang Đức
07/03/2018 19:47:12
A. DẪN NHẬP
Nói đến tinh thần yêu nước thì mỗi dân tộc ai cũng có. Nhưng nói đến cái dũng mãnh và mưu trí thì dân tộc ta vượt trội hoàn toàn. Thể hiện rõ trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, cuộc kháng chiến của Nghĩa quân Lam Sơn chống giắc Ngô, Trận Điện Biên Phủ của thời Cách mạng tháng Tám, một dân tộc nhỏ về số lượng dân số và diện tích đất đai – nhưng to tinh thần dân tộc và mưu dũng. Cái tinh thần đó được ghi chép lại ở nên văn học Việt Nam chúng ta. Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. Nó luôn thôi thúc bao thế hệ tìm tòi và nghiên cứu về nó, đối với người viết cũng rất sai mê và tự hào về những án văn bất hủ này.
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có ‎ Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam.
Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới vượt bậc, trước mọi kẻ thù lâm le. Cuộc chiến hiện nay không bằng gươm giáo nữa, mà là chính trị và kinh tế. Vậy mỗi người con dân đất Việt phải có tinh thần như thế nào, và phải làm gì cho đất nước chúng ta. Làm gì để không hổ thẹn khi đọc những án văn bất hủ, mà đầy tính yêu nước thương dân, tự hào nền văn hiến dân tộc, tinh thân nhân đạo nói chung và của trái tim mỗi người. Người viết cũng rất háo hức với tinh thần chung đó và nhân đây xin trình bày những điều tâm đắc của người viết khi đọc qua tác phẩm này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo