- câu thơ sử dụng cách nói đầy hình ảnh: cây cải đắng quên lòng mình trong đắng: ý chí nghị lực vượt lên chính mình, lên trên những khó khăn của hoàn cảnh; trổ hoa vàng nơi bờ suối để ong bay: sự cống hiến, cho và nhận trong cuộc sống.
- Sau khi giải thích thì bàn luận từng vấn đề một
+ ý chí nghị lực: tại sao phải có ý chí nghị lực?
-> cuộc sống tồn tại nhiều khó khăn, ngay bản thân mình cũng có nhiều những hạn chế, tồn tại nhiều ranh giới mà mình phải vượt qua
-> trước khi muốn vượt qua những thử thách lớn lao bên ngoài kia thì nỗ lực chiến thắng bản thân là điều quan trọng và ý nghĩa nhất: vượt qua chính mình - những hạn chế, mặc cảm, những suy nghĩ tự ti, lười nhác, ỷ lại, sự hèn nhát.... của bản thân bao giờ cũng là điều khó khăn nhất, song chiến thắng của nó lại là chiến thắng vinh quang nhất, Phải vượt lên chính mình thì mới có thể làm được những việc khác; một cái cây có thể chiến thắng mọi phong ba bão táp nhưng có thể chết vì những con sâu mọt đục khoét trong thâm mình...
-> vượt lên chính mình, có ý chí nghị lực sẽ giúp cho mọi khó khăn sẽ trở nên dễ dàng hơn, chúng ta thành công và biết trân trọng giá trị của thành quả ấy.
+ cống hiến, cho và nhận
-> cuộc sống trở nên đáng sống hơn, có ý nghĩa hơn, tươi đẹp hơn
-> sống để cống hiến sẽ giúp chúng ta không dễ dàng rơi vào bi quan tuyệt vọng mất phương hướng
- Sự liên hệ giữa 2 vấn đề này: muốn cống hiến, muốn sống có ý nghĩa, sống cho đáng sống thì phải rèn cho mình một ý chí, nghị lực kiên cường; một khi đã vượt qua được cái bóng của chính mình - sự hạn chế của mình thì sẽ làm cho cuộc sống của chính bản thân và của những người khác có ích, tươi đẹp hơn. Cây cải kia nếu không biết quên mình đang đắng thì không thể nào trổ hoa khoe sắc đầy sức sống giúp ong kia tạo mật ngọt cho đời.