Câu 1. "Anh hùng áo vải" là từ dùng để chỉ người anh hùng
A. Lê Lợi.
B. Nguyễn Trãi.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Nhạc.
Câu 2. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, cuộc chiến tranh tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nửa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?
A. 1545 – 1592.
B. 1592 – 1627.
C. 1627 – 1672.
D. 1672 – 1692.
Câu 3. Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ mới của quân Tây Sơn là làm gì?
A. Tiến quân ra Bắc hội quân với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh.
B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn.
C. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.
D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
Câu 4. Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh nào?
A. Nhà Lê lâm vào khủng hoảng suy yếu.
B. Các vua ăn chơi sa đọa, không chăm lo triều chính.
C. Quan lại địa chủ ra sức cướp bóc, bóc lột nhân dân.
D. Các thế lực phong kiến cát cứ nổi lên tranh giành lẫn nhau.
Câu 5. Ai là người quy tụ cựu thần nhà Lê chống nhà Mạc?
A. Nguyễn Kim.
B. Nguyễn Hoàng.
C. Trịnh Kiểm.
D. Nguyễn Uông.
Câu 6. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra do
A. mâu thuẫn Lê – Trịnh.
B. mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn.
C. mâu thuẫn Lê – Mạc.
D. mâu thuẫn Trịnh – Mạc.
Câu 7. Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Làm giấy.
B. Làm đường trắng.
C. Dệt vải.
D. Đúc đồng.
Câu 8. Sự phát triển của thương mại hàng hải trong các thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta là do hệ quả trực tiếp của sự kiện nào dưới đây?
A. các cuộc phát kiến địa lí.
B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân.
C. Nhề hàng hải phát triển.
D. Sự xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 9. Cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung ra Bắc, tiến đánh quân Thanh diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ mồng một Tết đến mồng năm Tết Kỉ Dậu (1789).
B. Từ ngày 29 tháng chạp đến mồng ba Tết Kỉ Dậu (1789).
C. Từ đêm 30 tháng chạp đến mồng năm Tết Kỉ Dậu (1789).
D. Từ mồng hai Tết đến mồng 6 Tết Kỉ Dậu (1789).
Câu 10. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào năm
A. 1771.
B. 1776.
C. 1785.
D. 1789.
Câu 11. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam không thực hiện biện pháp nào để khôi phục Phật giáo và Đạo giáo?
A. Độc tôn Phật giáo và Đạo giáo.
B. Xây dựng thêm nhiều chùa, đạo quán.
C. Nhân dân, quan lại đóng góp xây dựng.
D. Các ngôi chùa lớn được quan tâm xây dựng, sửa sang.
Câu 12. Ý nào không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học – kĩ thuật nước ta thế kỉ XVI – XVIII?
A. Bên cạnh bộ sử của nhà nước, xuất hiện nhiều bộ sử của tư nhân.
B. Xuất hiện nhiều công trình về địa lí, quân sự, ý dược, văn hóa…
C. Khoa học tự nhiên, kĩ thuật được quan tâm đầu tư phát triển.
D. Một số thành tựu phương Tây du nhập vào nước ta.