1.. Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Trả lời:
Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa hướng tới nguồn nước, đặc biệt, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Nhờ vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
2. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Trả lời:
- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trướng) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thâu cao).
- Khác với sự hẩp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường, nơi nồng độ của ion cao vào rễ, nơi nồng độ của ion độ thấp).
+ Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali (K+). di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hẩp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...).
3. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Trả lời:
Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết và không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hoại và cây bị chết.