Bài 6. Cho hàm số \(y = f(x) = {x^2}\).
a) Vẽ đồ thị của hàm số đó.
b) Tính các giá trị \(f(-8); f(-1,3); f(-0,75); f(1,5)\).
c) Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị \({(0,5)^2};{( - 1,5)^2};{(2,5)^2}\).
d) Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số \(\sqrt{3}; \sqrt{7}\).
Bài giải:a) Vẽ đồ thị hàm số y = x2. b) Ta có \(y = f(x) = {x^2}\) nên
\(\eqalign{
& f\left( { - 8} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{\left( { - 8} \right)^2} = {\rm{ }}64;{\rm{ }}f\left( { - 1,3} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{\left( { - 1,3} \right)^2} = {\rm{ }}1,69;{\rm{ }} \cr
& f\left( { - 0,75} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{\left( { - 0,75} \right)^2} = {\rm{ }}0,5625; \cr
& {\rm{ }}f\left( {1,5} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}1,{5^2} = {\rm{ }}2,25 \cr} \)
c) Theo đồ thị ta có:
\(\eqalign{
& {(0,5)^2} \approx 0,25 \cr
& {( - 1,5)^2} \approx 2,25 \cr
& {(2,5)^2} \approx 6,25 \cr} \)
d) Theo đồ thị ta có: Điểm trên trục hoành \(\sqrt{3}\) thì có tung độ là \(y = {(\sqrt 3 )^2} = 3\). Suy ra điểm biểu diễn \(\sqrt{3}\) trên trục hoành bằng\( 1,7\). Tương tự điểm biểu diễn \(\sqrt{7}\) gồm bằng \(2,7\).