Bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ rất hay của bà Hồ Xuân Hương, nhưng bên cạnh đó nếu đọc kĩ ta sẽ thấy bài thơ có hai nghĩa. Bài thơ miêu tả về một chiếc bánh vừa trắng lại vừa tròn, lúc sống thì chìm, lúc chín thì nổi. Người khéo tay thì bánh đẹp. Nhưng dù sao đi nữa, bánh vẫn giữ chất lượng tốt và ngon. Đó chính là nghĩa gốc hay còn gọi là nghĩa đen vì nó rất dễ nhận biết, hình ảnh bộc lộ rõ ràng trong câu thơ, không thông qua các tu từ khác. Bên cạnh đó, nếu ta nhìn vào câu đầu tiên, ta sẽ thấy cụm từ "Thân em". Đây là một cụm từ rất quen thuộc trong ca dao và thường cụm từ này người phụ nữ dùng để nói về chính mình.VD:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban ma
Thân em như hạt mưa rào
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Ngoài ra, cụm từ "Vừa trắng lại vừa tròn" thể hiện một sự khỏa mạnh và sắc đẹp của họ".Tiếp theo, xét câu thứ hai "Bảy nổi ba chìm với nước non". Nếu đặt hoàn cảnh người phụ nữ thời phong kiến vào câu thơ này thì rất hợp lí bởi trong xã hội phong kiến-xã hội trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hầu như không có địa vị hay học thức, cuộc sống rất bấp bênh trôi nổi, bảy nổi ba chìm không định đoạt được và phụ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến.Tiếp theo, ở câu thứ ba
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
"Tay kẻ nặn" nếu ta lấy đây là hình ảnh ẩn dụ thì đây sẽ là nam nhi. Cụm từ rắn nát cho ta thấy rằng mặc dầu người phụ nữ giàu hay nghèo vẫn phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến.
Ở câu cuối cùng
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Đạo từ "em" đã chứng minh rõ hơn đây là lời của ai và qua cụm từ "tấm lòng son","mà","vẫn" chứng tỏ rằng người phụ nữ có cực khổ bao nhiêu, vất vả bao nhiêu thì họ vẫn thách thức lại số phận, lòng thủy chung trước sau như một, ngàn năm vẫn giữ trọn lòng sắc son tình nghĩa vợ chồng. Đó chính là nghĩa bón của bài thơ, thông qua nhiều phép ẩn dụ.
Qua đó, ta thấy được rằng không chỉ nghĩa đen, bài Bánh trôi nước còn thể hiện nghĩa bóng, gợi lên sự tự hào về vẻ đẹp và tấm lòng sắc son của người phụ nữ phong kiến, đồng thời cảm thương trước số phận của họ.