1. Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
2. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ? Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :
- Hệ hô hấp thải loại C02.
- Da thải loại mồ hôi.
- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.
3. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
4.Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
- Quá trình lọc máu: ở cầu thận, tạo ra nước tiểu đầu
- Quá trình hấp thụ lại: ở ống thận
- Quá trình bài tiết tiếp: ở ống dẫn nước tiểu, tạo thành nước tiểu chính thức, hấp thụ lại các chất cần thiết, bài tiết các chất thải
5.Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong (cân bằng nội môi).
6.Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau : Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.