1. phương thức biểu cảm/ biểu cảm
2.
– Lặp cấu trúc (2 dòng Bao giờ cho tới…).
– Nhân hóa (trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
– Tác dụng nhấn mạnh, khơi gợi khao khát về những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng gần gũi, thân quen của bản thân tác giả.
3. Nội dung chính của đoạn thơ: Thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời thơ ấu bên mẹ với những niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ, nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.1,0
4. HS viết đoạn văn ngắn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi…Nội dung diễn đạt được các ý chính sau:
+ Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, sống đẹp ở đời..
+ Sữa mẹ nuôi phần thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn. => Đó là ơn nghĩa, tình cảm, công lao to lớn của mẹ.
II Câu 1:
– Giải thích:
+ Mọi thứ đều sẽ qua đi. Khi nhìn lại cuộc sống sẽ thấy mọi việc đến rồi đi như: niềm vui, nỗi buồn, sự khen ngợi, chê trách,…
+ Tình người là những tình cảm cao đẹp của con người, gắn kết những trái tim. Đó là tình yêu đôi lúa, tình cảm gia đình, bạn bè,… Cao hơn cả là tình người nói chung. Hay có thể là những tình cảm bình dị, gần gũi từ sự quan tâm chăm sóc nhau trong cuộc sống cho đến những tình cảm lớn lao mang tính giai cấp cộng đồng.
– Bàn luận, đánh giá:
+ Câu nói có tác dụng nhắc nhở con người: mọi thứ đều có không gian, thời gian nhất định. Có một quy luật cơ bản là không có điều gì tồn tại mãi mãi.
+ Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền khi được nuôi dưỡng bởi tình người. ( dẫn chứng)
+ Tuy nhiên, trong thực tế có những người chạy theo quyền lực, danh lợi,… sống thiếu chân thành, đề cao cái tôi cá nhân, lợi dụng, xu nịnh kẻ khác mà đánh mất nhân tâm, đánh mất tình người . Đó là lối sống ti tiện thiếu tình người ( dẫn chứng)
– Bài học:
+ Ý nghĩa của câu nói: Hãy sống yêu thương nhau. Đó là đạo đức của con người. Sống với lòng bao dung vị tha, sẵn sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác.
+ Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân về động cơ và cách sống sao cho tình người còn mãi.
Câu 2:
* Về kĩ năng: HS biết vận dụng kĩ năng tự sự để viết bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
* Về kiến thức: HS có nhiều cách trình bày nhưng bài làm cần thể hiện được:
MB:
+ Ngôi kể thứ nhất, lời kể bám sát chi tiết tiêu biểu của truyện:
+ Giới thiệu truyện.
TB:
+ Nhớ lại âm mưu cầu hôn Mị Châu để chiếm Âu Lạc.
+ Lợi dụng tình yêu, sự trong trắng, cả tin của Mị Châu đánh tráo nỏ thần.
+ Đem quân đánh Âu Lạc lần thứ 2.
+ Theo dấu lông ngỗng dẫn đường, đuổi theo An Dương Vương và Mị Châu.
+ Hối hận trước cái chết của Mị Châu: Khi gặp Mị Châu dưới thủy cung cầu xin nàng tha thứ; muốn nối lại tình cảm,…Mị Châu tha thứ nhưng không chấp nhận tình cảm của Trọng Thủy.
KB:
+ Kết thúc truyện: Trọng Thủy vô cùng đau khổ, ân hận, dày vò bản thân.
– Bài học:
+ Tinh thần yêu nước và bảo vệ đất nước.
+ Cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù